ClockThứ Sáu, 11/11/2016 14:33

Tăng phí và mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

TTH - Hiện, trên địa bàn tỉnh có diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) khoảng 118.400 ha, chiếm gần 42% diện tích rừng toàn tỉnh.

Trong đó, diện tích rừng cung ứng DVMTR thuộc lưu vực thủy điện chiếm 90,9% và thuộc lưu vực nguồn nước sạch chiếm 9,1%. Năm 2015, Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng Thừa Thiên Huế bắt đầu tiến hành chi trả tiền DVMTR năm 2014 cho các đối tượng chủ rừng được hưởng với số tiền khoảng 17,3 tỷ đồng và năm 2015 khoảng 16 tỷ đồng. Việc chi trả DVMTR thực sự tạo nguồn lực tài chính mới phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững cho các chủ rừng. Đây còn là nguồn kinh phí góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho những người làm nghề rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.

Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn hẹp, số tiền DVMTR chi trả hàng năm cho các chủ rừng rất có ý nghĩa. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 147 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99 về chính sách chi trả DVMTR và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Một trong những nội dung sửa đổi là điều chỉnh mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện và sản xuất nước sạch. Theo sửa đổi, mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện tăng từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh điện thương phẩm và cung ứng nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3 nước thương phẩm.

Cùng với việc quy định tăng mức phí DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện và nước sạch, Nghị định 147 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được chi trả tiền DVMTR. Theo đó, đối tượng được chi trả tiền DVMTR gồm: các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng DVMTR là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao; hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức Nhà nước (hộ nhận khoán); UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng DVMTR; các tổ chức chính trị- xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng DVMTR.

HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Từ ngày 19-21/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh đón đoàn công tác Quỹ BV&PTR tỉnh Hà Tĩnh đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính
Truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chính sách môi trường rừng

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, hạn chế, song Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và triển khai tuyên truyền nguồn chi trả ERPA (thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng bắc Trung Bộ) trên địa bàn tỉnh.

Truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chính sách môi trường rừng
Phát huy chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Trong bối cảnh nguồn ngân sách bố trí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) còn nhiều khó khăn, hạn hẹp thì nguồn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các đơn vị chủ rừng tăng cường lực lượng QLBVR hiệu quả hơn.

Phát huy chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Truyền thông nâng cao nhận thức về dịch vụ môi trường rừng

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức hoạt động “Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại cộng đồng thôn, bản” trên địa bàn các huyện Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà từ ngày 25/7 đến 26/8.

Truyền thông nâng cao nhận thức về dịch vụ môi trường rừng
Bảo vệ rừng từ dịch vụ môi trường rừng

Năm qua, số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) toàn tỉnh theo kế hoạch là 71,39 tỷ đồng; trong đó chi trả cho các tổ chức 57,49 tỷ đồng và các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình 13,90 tỷ đồng.

Bảo vệ rừng từ dịch vụ môi trường rừng

TIN MỚI

Return to top