ClockThứ Ba, 31/08/2021 06:45

Tăng thương hiệu, mở rộng thị trường

TTH - Nền kinh tế càng hội nhập sâu rộng, khả năng cạnh tranh chinh phục thị trường của các sản phẩm ngày càng phụ thuộc vào giá trị thương hiệu. Gần đây, hoạt động này tại Thừa Thiên Huế được quan tâm đáng kể.

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ: Tăng thương hiệu và mở rộng thị trường

Thanh trà Phong Thu dần khẳng định vị thế thương hiệu đặc sản Huế

Hiệu quả khi có thương hiệu

Hiện nay, ngoài thương hiệu thanh trà Thủy Biều được du khách gần xa biết đến, ở xã  Phong Thu (Phong Điền) với tiềm năng thổ nhưỡng đất đai cũng góp phần nâng cao vị thế đặc sản thanh trà cho Huế.

Từ năm 2016, với sự quan tâm hỗ trợ ban, ngành chức năng huyện, tỉnh, cây thanh trà Phong Thu được tạo dựng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Hiện sản phẩm này được Cục SHTT xác nhận cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể (NHTT).

Theo Chủ tịch UBND xã Phong Thu - Nguyễn Hữu Nam, toàn xã đã trồng hơn 135 ha thanh trà, với hơn 430 hộ tham gia, trong đó có khoảng 60ha trong thời kỳ thu hoạch. Hộ trồng nhiều khoảng 1 ha, hộ ít chừng 1 sào. Giá trị thu từ cây thanh trà toàn xã ước đạt 15 tỷ đồng/năm.

Nhờ xây dựng NHTT, hiện nay xã Phong Thu đã trở thành làng nghề cây ăn quả, với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thông qua thực hiện dự án nhân rộng mô hình cải tạo vườn tạp, tăng diện tích trồng cây thanh trà tập trung. Điển hình như gia đình ông Phan Xuân Hùng (thôn Huỳnh Liên, xã Phong Thu) sau khi xây dựng NHTT thanh trà, bình quân mỗi năm vườn cây thanh trà (trong đó có quýt, bưởi... ) cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Cũng như “YesHue” sau khi xây dựng được thương hiệu đã tạo hướng đi riêng trong sản xuất kinh doanh về sản phẩm gia vị bún bò Huế. Chị Lê Thị Kim Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại YesHue cho rằng, để có sản phẩm đặc trưng được nhiều tỉnh thành đón nhận, chị đã trải một thời gian dài nghiên cứu, khảo sát, chọn lựa, chế biến, tập hợp ý kiến khách hàng để điều chỉnh... Nhờ thế, sản phẩm gia vị bún bò Huế đã đạt giải nhất về KNĐMST của tỉnh năm 2017. Sau khi đăng ký xây dựng nhãn hiệu vào năm 2017, YesHue còn phát triển thêm tương ớt, ruốc Huế... Hiện những sản phẩm của YesHue không chỉ vào các nhà hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm, siêu thị lớn trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường Anh, Úc, Canada và các nhà phân phối lớn tại Mỹ, như Ahna Gourmet và Amazon. Bình quân, mỗi năm YesHue xuất khẩu từ 8 -10 đơn hàng, mỗi đơn hàng từ 9 -10 tấn...

Bảo hộ SHTT để phát triển

Những năm qua, Sở KHCN chỉ đạo tổ chức hướng dẫn các phòng, ban chức năng huyện, thị xã tiến hành hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh lập hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu và NHTT cho các sản phẩm địa phương, như hướng dẫn, lập hồ sơ đăng ký NHTT ném Tam Giang, cam Nam Đông; hỗ trợ cho Hội Nông dân xã Quảng Thái (Quảng Điền) xây dựng NHTT mướp đắng Tây Hoàng, HTX Nông nghiệp Kim Thành (Quảng Điền) xây dựng NHTT rau sạch Quảng Thành; Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thủy Phương (TX. Hương Thủy) xây dựng NHTT chổi đót Thanh Lam và Hội Nông dân xã Thủy Châu (TX. Hương Thủy) xây dựng NHTT rèn Cầu Vực...

Quýt Hương Cần xây dựng nhãn hiệu tập thể để vươn ra thị trường lớn

Hiện nay bên cạnh việc tư vấn, xác lập, kiểm tra, xử lý vi phạm về SHTT, ngành KHCN tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, chính sách hỗ trợ tài sản trí tuệ (TSTT) trên các kênh thông tin đại chúng, đồng thời; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các NHTT, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực ở địa phương, như Sen Huế, Áo dài Huế...

Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành xây dựng đề án “Phát huy giá trị sen Huế” - một trong những nhiệm vụ cấp bách để phát triển cây đặc sản ở địa phương. Đề án bao gồm 17 giai đoạn, hiện đang trong quá trình thiết kế in ấn, quảng bá thương hiệu “Sen Huế” và dự kiến sẽ đánh giá kết quả của đề án này vào cuối năm nay.

Thực tế hiện nay, việc phát triển TSTT cho các sản phẩm ở địa phương còn nhiều khó khăn, bởi nhận thức về tầm quan trọng trong việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm của HTX còn hạn chế; khó khăn về kinh phí và cơ chế hỗ trợ kinh phí của Nhà nước; nhân lực trong công tác phát triển TSTT của HTX còn thiếu; thời gian từ khi nộp đơn đến lúc được cấp văn bằng bảo hộ kéo dài… ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh sản phẩm.

Theo TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN, gần đây bình quân mỗi năm, ở Thừa Thiên Huế có gần 20 tổ chức, cá nhân được tư vấn làm thủ tục đăng ký quyền SHTT. Khi càng nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Hiện nay ngoài nhiệm vụ của Sở KHCN, mong muốn các sở, ngành chức năng liên quan tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức cá nhân nâng cao nhận thức, năng lực quản lý và phát triển SHTT, xây dựng các thương hiệu để các sản phẩm địa phương thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

TIN MỚI

Return to top