ClockThứ Bảy, 13/08/2022 06:30

Tăng tiện ích, giảm chi phí hỗ trợ người dân

TTH - Xác định hiệu quả hoạt động, gần đây Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (Công ty) không ngừng đẩy mạnh việc chuyển đổi số (CĐS). Hoạt động này góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng thành phố thông minh và mang đến sự tiện lợi, tiết giảm chi phí của người dân.

Đóng điện vận hành Trạm biến áp 110kV Khu Công nghiệp Phú Bài 2

Đoàn công tác Đại sứ quán Anh thăm Trung tâm điều hành Điện lực Thừa Thiên Huế

Tăng tiện ích hỗ trợ

Ra ở riêng, anh Hồ Đăng Khoa (đường Lê Thánh Tôn, TP. Huế) muốn có công tơ điện để sinh hoạt. Ban đầu, anh Khoa băn khoăn không biết thủ tục đăng ký thế nào. Khi nghe em gái tư vấn, anh điện thoại đến đường dây nóng của công ty và  được hướng dẫn thủ tục tận tình, cụ thể. Chỉ trong thời gian ngắn mọi kê khai theo hình thức trực tuyến, anh đã ký được hợp đồng mới về sử dụng điện sinh hoạt...

Mới đây tại KQH Bàu Vá, Thủy Xuân, TP. Huế bị sự cố mất điện, chỉ sau mấy phút người dân nơi đây liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng của công ty, hai nhân viên có mặt hiện trường kịp thời để khắc phục. Anh Nguyễn Văn Hoàng, người dân ở KQH Bàu Vá, Thủy Xuân, TP. Huế nói: "Hiện nay, ngành điện triển khai nhiều dịch vụ trực tuyến rất tiện ích thuận lợi, chỉ cần đăng ký trực tuyến trên website, hay gọi điện đến Tổng đài chăm sóc khách hàng của Công ty, như đổi chủ thể, gia hạn, thanh toán tiền điện... nhân viên ở đây sẽ liên lạc, hỗ trợ thông tin nhanh chóng".

Đảm bảo hạ tầng số liên quan đến công tác chuyển đổi số tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

Đại diện lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ khách hàng của đơn vị đã được thực hiện trên môi trường số, các dịch vụ trực tuyến được hoàn thiện và ứng dụng mạnh mẽ như số hóa toàn bộ dữ liệu khách hàng, ghi đọc chỉ số công tơ từ xa, thanh toán trực tuyến qua hệ thống ngân hàng, thanh toán QRCode, ví điện tử... Công ty cũng đưa các dịch vụ trực tuyến của ngành điện lên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế, phấn đấu trong năm 2022 sẽ hoàn thành dịch vụ cấp độ 4 trên các cổng dịch vụ công.

Công ty triển khai “Quầy giao dịch số” tại Điện lực Nam Sông Hương. Quầy giao dịch này là giải pháp chăm sóc, phục vụ khách hàng, người dân dễ dàng tiếp cận thông tin điện lực, thực hiện các giao dịch dịch vụ điện một cách trực tuyến, trực quan, thuận tiện trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại.

Công ty phấn đấu cuối năm 2022 sẽ hoàn thành lắp đặt 100% công tơ điện tử cho 323.914 khách hàng. Điều này đã giúp đơn vị triển khai hiệu quả các hoạt động hướng đến khách hàng, trong đó có việc kiểm soát lượng điện tiêu thụ trong mỗi hộ gia đình. Việc lắp đặt công tơ điện tử có chức năng đo xa đã giúp các gia đình có thể giám sát được lượng điện tiêu thụ trên điện thoại thông minh thông qua các phần mềm của công ty hỗ trợ, giúp mọi người có thể điều chỉnh thói quen sử dụng điện sao cho hiệu quả, tiết kiệm...

Phấn đấu doanh nghiệp số vào năm 2025

Đề cập đến CĐS ở doanh nghiệp, ông Nguyễn Đại Phúc, Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế nêu quan điểm, đây là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Từ năm 2020, công ty đẩy mạnh hoạt CĐS trên toàn đơn vị. Để CĐS đi đúng lộ trình, đơn vị đã chú trọng nhiều nhóm giải pháp. Cụ thể, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ nhân viên, đặc biệt cán bộ quản lý để tạo sự chuyển biến từ tư duy đến hành động; chuyển đổi số trong quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả; chuyển đổi số về công nghệ tự động hóa lưới điện, lưu trữ thông tin...

Thời gian qua, công ty triển khai tốt công tác truyền thông, lan tỏa sức sáng tạo, sự kết nối và thống nhất mục tiêu CĐS trong đơn vị. Các phương án, kết quả thực hiện dự án CĐS đã nhận được sự tương tác lớn của cán bộ, công nhân viên. Điều đó cho thấy, việc CĐS đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động; nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong môi trường làm việc “số hóa”.

Từ năm 2021 đến nay, bên cạnh việc đầu tư hạ tầng, đơn vị đã tổ chức hàng loạt khóa đào tạo có nội dung từ hành động chiến lược của lãnh đạo đến việc tổ chức CĐS, các nền tảng công nghệ, các khái niệm về ứng dụng công nghệ 4.0 giúp hỗ trợ nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhân viên. Công ty đã số hóa, khai thác triệt để cơ sở dữ liệu sẵn có, từ đó kết nối các ứng dụng tự phát triển và các chương trình phần mềm... Thông qua hệ báo cáo thông minh, dữ liệu được phân tích tự động, các nguồn số liệu mất điện, sự cố, an toàn đều được minh bạch thông qua việc truy xuất tự động từ hệ thống đo đếm từ xa...

Bước đầu,  đơn vị tiếp cận bộ hành vi khách hàng, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với đơn vị cung cấp sản phẩm đặc thù; xây dựng hệ sinh thái khách hàng với nguồn dữ liệu đo xa và trao quyền cho khách hàng giám sát dữ liệu tiêu dùng điện. Đại dịch COVID-19 vừa qua, CĐS đã giúp đơn vị giảm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có nhiều kênh trực tuyến phục vụ khách hàng... Hiện nay, đơn vị tiếp tục đầu tư hạ tầng lưới điện nền tảng CĐS để đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế thời hậu COVID-19.

Với lộ trình CĐS mạnh mẽ trong tất cả lĩnh vực quản lý, vận hành, điều độ, sản xuất, kinh doanh, công ty phấn đấu vào năm 2025 trở thành doanh nghiệp số toàn diện ở Việt Nam, góp phần vào quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành phố trực thuộc Trung ương, một thành phố xanh - thông minh - hiện đại.

Bài, ảnh: Minh Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top