ClockThứ Hai, 04/06/2012 01:36

Tăng tính liên kết để bảo tồn đa dạng sinh học bền vững

TTH - Sau giai đoạn thí điểm tại Quảng Nam và Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là địa phương thứ 3 được chọn tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 dự án “Hành lang bảo tồn ĐDSH Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng” trong 8 năm.

Cơ hội cho việc bảo tồn ĐDSH

 

Dự án “Hành lang bảo tồn ĐDSH Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng”, giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Dự án BCC) do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ được thực hiện tại 10 xã của 2 huyện Nam Đông và A Lưới. Kéo dài từ năm 2011 đến 2018, mục tiêu dự án là tạo ra nơi trú ngụ cho các loài động vật hoang dã, góp phần thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu tại Trung Trường Sơn, đem lại lợi ích sinh kế cho địa phương, cung cấp đủ nước sạch, bảo vệ đường Hồ Chí Minh và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Vốn thực hiện dự án khoảng 8,8 triệu USD (tương đương khoảng 184,8 tỷ đồng). Trong đó, vốn ODA khoảng 7,9 triệu USD, vốn đối ứng 0,89 triệu USD.

 

Dự án BCC là một dự án khu vực tiếp theo pha thí điểm dự án sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học (dự án BCI) đã triển khai tại 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Trong giai đoạn 2, dự án BCC sẽ thúc đẩy hợp tác và quản lý xuyên biên giới các hệ sinh thái rừng giữa các nước trong Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Dự án BCC sẽ duy trì và tăng cường mối liên kết hệ sinh thái rừng giữa các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thuộc miền Trung Việt Nam.

 

Quy hoạch tổng thể của tỉnh đã đưa ra các mục tiêu về phục hồi rừng và quản lý rừng là nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 60% năm 2020. Thừa Thiên Huế hướng đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là việc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. Trong 10 năm tới, mục tiêu trồng được 40.000 đến 45.000 ha rừng, khoanh vùng để tái tạo và chăm sóc bảo vệ rừng nhằm phục hồi và làm giàu 100.000 ha rừng. Dự án đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu này.

 

Lợi ích từ dự án

 

Theo cơ quan chuyên môn, tổng giá trị của dịch vụ hệ sinh thái được đánh giá cho diện tích rừng thuộc hành lang ĐDSH của tỉnh lên đến 635,6 triệu USD, bình quân khoảng 5.000 USD/ha được tính từ các nguồn: lâm sản ngoài gỗ 606 ha; lưu giữ cacbon 262.357 ha; phòng hộ đầu nguồn (giữ nước) 179.163 ha; điều chỉnh chất lượng nước 142.972 ha; chống xói mòn 50.489 ha. Hiện tại, chức năng lưu giữ cacbon có giá trị cao nhất, tiếp đến là dịch vụ điều tiết nước. Lâm sản ngoài gỗ có giá trị thấp do thiếu dữ liệu về các sản phẩm thị trường. Trong khi đó, sinh kế của cộng đồng địa phương phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng. Việc định giá trong trường hợp này chỉ là ước tính, nên tầm quan trọng thực sự của lâm sản ngoài gỗ phải được xếp cao hơn so với giá trị không thực của nó. Cần phải duy trì và tăng cường các giá trị của dịch vụ hệ sinh thái nhằm cải thiện sinh kế và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển kinh tế cộng đồng.

 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh - đơn vị chủ dự án, Dự án BCC sẽ tập trung vào hỗ trợ 10 xã của 2 huyện Nam Đông và A Lưới. Người hưởng lợi trực tiếp là các hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số sống tại các thôn miền núi vùng sâu, vùng xa. Dự án sẽ trực tiếp cải thiện sinh kế và tăng thu nhập cho khoảng 5.000 người. Số người hưởng lợi gián tiếp là số dân còn lại của tỉnh, vì cuộc sống của họ phụ thuộc vào dịch vụ hệ sinh thái do hành lang ĐDSH cung cấp. Các ngành khác sẽ được hưởng lợi từ dự án là ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng, du lịch, khai thác mỏ, nông nghiệp và lâm nghiệp.

 

Dự án sẽ tăng cường và hỗ trợ việc tạo thêm thu nhập cho người nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số vùng sâu và vùng xa. Ngoài ra các cán bộ tỉnh, huyện và xã tham gia vào quản lý rừng và thực hiện dự án sẽ là đối tượng hưởng lợi của dự án thông qua việc tăng cường năng lực và các biện pháp nâng cao nhận thức. Đây là các đối tượng hưởng lợi gián tiếp.

 

Theo dự kiến, đến năm 2013 sẽ ban hành quy hoạch, khoanh vùng hành lang, kế hoạch quản lý, chính sách và khung pháp luật về hành lang ĐDSH tại các địa phương thực hiện dự án. Đến năm 2015, hoàn thành cắm mốc ranh giới; đến năm 2016, ít nhất 4.500 ha được cấp giấy sử dụng đất mới, trong đó 500 ha là đất hộ gia đình và 4.000 ha là giấy chứng nhận quản lý rừng tập thể. Khi dự án kết thúc, có 500 người ở tỉnh, 450 người ở huyện và 1.700 người ở xã được đào tạo từ các hoạt động của dự án nhằm quản lý các hành lang ĐDSH một cách có hiệu quả. Dự án còn triển khai các hoạt động hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ...

 

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Dự án góp phần nâng cao năng lực trong công tác bảo tồn ĐDSH cho cán bộ và cộng đồng địa phương

Thông qua dự án BCC, nhiều loài động vật quý hiếm sẽ được bảo vệ trước tình trạng săn bắt trái phép ngày càng cao

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top