ClockThứ Hai, 22/10/2018 08:28

Tăng trưởng xanh

TTH - Đó là thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 tại Thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) cuối tuần qua.

Thế giới chung tay vì mục tiêu tăng trưởng xanhTăng trưởng xanh đóng góp 26 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2030Chú trọng chiến lược tăng trưởng xanh

Thế giới đã và đang đối mặt với một thách thức lớn từ biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trái đất đang nóng lên cộng với sự xâm hại quá mức của con người đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Động đất, sóng thần, bão lụt, hạn hán và những kiểu thời tiết cực đoan khác đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tình trạng nhiều trận lũ quét xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc; nạn triều cường cao, sạt lở bờ sông, bờ biển ở các tỉnh phía Nam… thời gian gần đây đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân.

Theo các nhà nghiên cứu, mức nhiệt toàn cầu đến cuối thế kỷ 21, sẽ tăng hơn 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Khi đó, hậu quả sẽ còn nặng nề hơn nếu chúng ta không có những hành động ngay từ bây giờ.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác thực hiện các sáng kiến của diễn đàn về thúc đẩy các dự án hợp tác công tư trong tăng trưởng xanh, đặc biệt về tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, nông nghiệp, tài nguyên nước, phát triển đô thị thông minh, kinh tế tuần hoàn…

Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chiến lược như: Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Theo đó, đã có nhiều hoạt động, nhiều diễn đàn, nhiều mô hình về phát triển xanh và bền vững trong đời sống, sản xuất, kinh doanh ra đời, tác động tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều địa phương.

Tại Thừa Thiên Huế, cùng với nhiều hoạt động chung vì môi trường, năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 78 Thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trên địa bàn đến năm 2020, với mục tiêu nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường.

Cùng với việc đầu tư hạ tầng đô thị, nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp; nhiều khu công nghiệp được xây dựng hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu tư; nhiều mô hình nông nghiệp sạch ra đời như mô hình liên kết giữa Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm với các HTX nông nghiệp để sản xuất giống lúa hữu cơ, chất lượng cao; hay dự án sử dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở Thủy Biều… Đặc biệt mới đây, Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền có công suất 35 MW được khánh thành là điểm nhấn trong việc cung cấp nguồn năng lượng sạch hiện nay...

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những thách thức, tồn tại trong phát triển bền vững; nổi cộm là việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tình trạng lạm  dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tràn lan, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, môi trường sống.

Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu, không chỉ để bảo vệ trái đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta mà còn tạo ra cơ hội để phát triển và hội nhập, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cả trong sản xuất, sinh hoạt.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top