ClockThứ Tư, 16/09/2015 06:11

Tăng trưởng xanh-hướng đi tất yếu của kinh tế Việt Nam

TTH.VN - Tại Hội thảo “Các giải pháp thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” sáng 15/9 (do Bộ kế hoạch & Đầu tư và báo Nhân dân tổ chức), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định tăng trưởng xanh, bền vững sẽ là con đường tất yếu của nền kinh tế Việt Nam dù còn là hướng đi mới, có nhiều thách thức về thể chế, nguồn lực.

Căn cứ trên Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam xác định 3 nhiệm vụ chiến lược: Giảm phát thải nhà kính và thúc đẩy năng lượng sạch, tái tạo; xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Phó Thủ tướng cho rằng Chiến lược đòi hỏi có nhiều chính sách, hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, cần nhấn mạnh vào công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về hướng tăng trưởng xanh trong mọi cấp, trong nhân dân.

Đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cải cách thể chế để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc và đổi mới công nghệ.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất giải pháp đột phá trình Chính phủ để thu hút tốt hơn các nguồn lực, thực hiện áp dụng hình thức hợp tác công-tư trong lĩnh vực đầu tư xanh, cũng như xây dựng các cơ chế, giải pháp tranh thủ nguồn lực trong nước và quốc tế cho tăng trưởng xanh.

Với sự tham gia đông đảo của giới hoạch định chính sách, các chuyên gia, doanh nghiệp, Hội thảo đề cập tới nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế-xã hội hiện tại, gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và bảo đảm an sinh xã hội của đất nước trong những năm tới.

Các tham luận tại Hội thảo cho thấy mặc dù đạt những thành tựu ấn tượng sau 30 năm đổi mới, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Trong quá trình phát triển kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường như chất lượng đất đang có xu hướng giảm; 7,5 triệu ha đất đang và đã chịu tác động của hoang mạc hóa, 30.000 ha đất bị nhiễm mặn, đất phèn, 300.000 ha đất khô hạn theo mùa hoặc cả năm. Các nguồn gây ô nhiễm gia tăng về số lượng, quy mô và mức độ tác động xấu đến môi trường. Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên một đơn vị GDP còn ở mức cao, khoảng 2 tấn CO2, tương đương 1.000 USD.

Trước thực trạng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó xác định tăng trưởng xanh là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.

Qua 3 năm thực hiện, Việt Nam đã triển khai, sửa đổi được nhiều chể chế, đưa ra một số kế hoạch hành động cụ thể cho các ngành, tái cấu trúc kinh tế một số lĩnh vực. Nhiều địa phương cũng đã ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, chủ động chuyển sang đầu tư vào công nghiệp môi trường, vào nông nghiệp hữu cơ với quy mô ngày càng lớn.

 

Theo VPCP
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, với cách làm chủ động, sáng tạo, lấy người dân làm chủ thể, thôn Thành Trung (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) đã trở thành thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Quảng Điền.

Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Return to top