ClockThứ Năm, 29/03/2012 13:55

Tăng trưởng xuất khẩu...

TTH - 92 triệu USD là kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2012, tăng trên 25,7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước 23,5 triệu USD, tăng 15,8%; kinh tế tư nhân 20,9 triệu USD, tăng 87,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 47,6 triệu USD, tăng 14,11%. Trong bối cảnh giá trị sản xuất công nghiệp chung của tỉnh trong quí I -2012 tăng gần như không đáng kể, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng gặp khó khăn... thì sự sôi động với mức tăng trưởng khá như trên của lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu là điều đáng ghi nhận.

Tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất và tiêu dùng trong nước bị chững lại cho thấy, xu hướng phát triển tích cực và vai trò mới của hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu đối với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội địa phương. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, khoảng 69 triệu USD, chiếm 75% trong tổng giá trị xuất khẩu, tăng 15,6% so cùng kỳ; dăm dỗ 9,6 triệu USD, chiếm 10,4%, tăng 44%; thuỷ sản 2,8 triệu USD, chiếm 3%, tăng 3,4%...

Không chỉ riêng trong quí I năm nay, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của tỉnh có chuyển biến khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng cao từ khoảng 5 năm trở lại đây. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 372,52 triệu USD, tăng 44,66% so với năm 2010 và vượt 33,04% kế hoạch xuất khẩu năm 2011. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 223,08 triệu USD, tăng 54,4% so với năm 2010, chiếm 59,88% tổng KNXK năm 2011.
 
Điều đáng ghi nhận trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh là các doanh nghiệp đã gắn sản xuất, chế biến với xuất khẩu, chứ không đơn thuần là tổ chức thu mua và xuất khẩu một cách bấp bênh như trước đây. Một số nhóm sản phẩm xuất khẩu đã định hình và trở thành điểm mạnh trong sản xuất xuất khẩu của tỉnh như: dệt may, dăm gỗ và các sản phẩm mộc mỹ nghệ, khoáng sản và thuỷ sản chế biến, hàng mỹ nghệ... Ngoài tốc độ tăng trưởng về giá trị kim ngạch xuất khẩu, số lượng và chủng loại sản phẩm cũng phong phú hơn, thị trường tiêu thụ rộng mở và ổn định hơn. Ngoài thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN... các DN đã mở rộng thị trường mới có tiềm năng như: Canada, Ai Cập, Australia, các nước A rập, Cu Ba…
 
Sản phẩm xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng gia công chế biến như dệt may, sản phẩm mỹ nghề, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, dăm gỗ... nên giá trị và giá trị gia tăng chưa cao. Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đây cũng là nhân tố tạo sự ổn định cho hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian tới. Hy vọng với mức tăng trưởng trên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất của mình, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 400 triệu USD năm 2012 của tỉnh.
 
Hoàng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top