ClockThứ Hai, 21/11/2022 06:31

Tạo động lực cho người khiếm thị

TTH - Với hiệu quả từ công tác kết nối với các cá nhân, tổ chức tài trợ trong và ngoài nước, Hội Người mù (HNM) tỉnh có thêm động lực để thúc đẩy các hoạt động, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên.

Trẻ em khiếm thị được tiếp cận công nghệ sớm nhờ hoạt động đối ngoại hiệu quả. Ảnh: HỘI NGƯỜI MÙ CUNG CẤP

Từ tạo việc làm

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, HNM tỉnh luôn tranh thủ tiếp cận, mở rộng các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài nước nhằm kết nối, xây dựng các dự án (DA) dạy nghề và tạo việc làm cho người mù.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch HNM tỉnh cho biết: “Không chỉ mạnh dạn thiết lập các DA về dạy chữ, dạy nghề, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên nghề massage xoa bóp, Tỉnh hội còn đặc biệt thực hiện các DA dạy tin học và sử dụng điện thoại thông minh dành cho người mù, người khiếm thị”.

Năm 2017, HNM được Tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ các loại máy in sách chữ nổi hiện đại nhất, máy seika mini, máy đọc sách, máy tính xách tay đã cài đặt phần mềm Duxbury với tổng giá trị tương đương 2,3 tỷ đồng. Cơ sở vật chất hiện đại trên đã giúp Tỉnh hội triển khai các lớp đào tạo tin học cơ bản, nâng cao cho người mù và phục vụ công tác in ấn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho học sinh, cán bộ và hội viên.

Sau quá trình tham gia các lớp học đặc biệt này, 12 học viên lớp đào tạo tin học dành cho người mù đã được tài trợ máy tính xách tay. 80 học viên được tài trợ điện thoại thông minh. Hiệu quả từ công nghệ hiện đại không chỉ giúp hội viên tự tin hơn, sống độc lập và ít phụ thuộc, nhiều hội viên còn sử dụng công nghệ để tự tạo việc làm và thu nhập cho bản thân.

Nguyễn Viết Thương, hội viên đã và đang tự nuôi sống bản thân bằng nghề lập trình web, java và các kênh Youtube, tâm sự: “Cùng với niềm đam mê công nghệ, chính những khóa học sử dụng máy tính từ HNM và các phần mềm ứng dụng đã tiếp thêm động lực để tôi lựa chọn công việc này. Tuy tiếp cận và hòa nhập như người sáng là vô cùng khó khăn, nhưng với công nghệ, cuộc sống của tôi đã tươi sáng hơn khi tự tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và từng bước vượt qua khó khăn để liên tục học hỏi, nâng cao tay nghề”.

Không chỉ lớp đào tạo tin học, với phương châm dạy nghề gắn với tạo việc làm, tổ chức Hội thành lập đến đâu thì mở cơ sở sản xuất đến đó. Hiện nay, Tỉnh hội đang quản lý 1 công ty, 5 hợp tác xã, 3 cơ sở sản xuất; từ đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 300 lao động là người mù, người khiếm thị và người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Đến nâng cao đời sống

Ngoài các ngành nghề như xoa bóp massage phục hồi sức khỏe, sản xuất tăm tre, chổi đót, hương các loại, từ năm 2000 đến nay, Công ty TNHH Một thành viên Niềm Tin 17.4 còn khai thác mối quan hệ và ký kết hợp đồng xuất khẩu mặt hàng mành tre đan sang Cộng hòa Pháp. Chỉ tính riêng 5 năm trở lại đây, công ty đã xuất khẩu thành công 11 container với hơn 50 nghìn sản phẩm mành tre đan sang Pháp.

Nhằm tạo điều kiện cho hội viên khởi nghiệp, HNM tỉnh đã tranh thủ sự giúp đỡ của Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup và một số mạnh thường quân; từ đó trao tặng con giống lợn, gà, vốn và vật tư chăn nuôi, sản xuất cho người mù với tổng giá trị trên 200 triệu đồng.

Tiếp tục vận động, hợp tác với các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước, HNM tỉnh đã thiết lập hồ sơ xin tài trợ các loại học bổng trong nước và quốc tế như học bổng dành cho thanh niên và phụ nữ mù của Hiệp hội Người mù Thế giới. Từ năm 2017 đến nay, Tỉnh hội đã trao hơn 300 suất học bổng với tổng trị giá trên 700 triệu đồng đến tay các học sinh mù, con em hội viên mù, khiếm thị.

Với nguồn lực của cơ quan, ban, ngành, tổ chức phi chính phủ, dự án nâng tầng cho nhà nội trú và xây dựng tường rào, cải tạo nhà bếp, bếp ăn tập thể cho học sinh Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù đã được hiện thực hóa. “Tại các Huyện hội ở Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông, những DA cải tạo, sửa chữa nhà làm việc, cơ sở sản xuất, nhà nội trú cũng đã được triển khai, kịp thời tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên được sinh hoạt, làm việc trong môi trường khang trang, thuận lợi hơn”, ông Lê Văn Lộc cho biết thêm.

Song song cùng các hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm và phát triển sinh kế cho hội viên, HNM tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hảo tâm hỗ trợ kịp thời, đồng hành cùng hội viên trong đời sống cũng như lúc đại dịch COVID-19 bùng phát. Từ năm 2017 cho đến nay, Hội đã vận động tặng hơn 106 nghìn suất quà trị giá gần 35 tỷ đồng; thực hiện 75 DA, chương trình với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng. Trên nền tảng tận dụng, triển khai tốt công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, HNM tỉnh đã tạo đà thúc đẩy để hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người mù, người khiếm thị ngày càng có hiệu quả.

MAI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
Trao “cần câu”, tạo động lực

Để giúp hội viên có đời sống kinh tế ổn định hơn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thủy Vân, TP. Huế đã triển khai nhiều việc làm thiết thực để giúp hội viên thoát nghèo.

Trao “cần câu”, tạo động lực
Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị

Không chỉ đẩy mạnh công tác hỗ trợ vay vốn, với hiệu quả từ việc tạo đà cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hội Người mù (HNM) huyện Phong Điền đã đồng hành, tiếp sức, từ đó góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho hội viên mù, khiếm thị trên địa bàn.

Tiếp sức cho hội viên mù, khiếm thị
Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên

Sau bao năm chờ đợi, huyết mạch Khúc Lý - Mỹ Xuyên, thuộc Tỉnh lộ (TL) 6B ở huyện Phong Điền đang nâng cấp mở rộng tạo diện mạo mới, góp phần đưa Phong Điền tiến nhanh lên thị xã trong thời gian đến.

Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên
Return to top