ClockThứ Sáu, 26/05/2017 08:15

Tạo động lực phát triển

TTH - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025, với mục tiêu đến năm 2020 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu cho sản xuất công nghiệp trong tỉnh và đến năm 2025 đạt 55%.

Con số này chưa phải là cao so với các địa phương có ngành công nghiệp phát triển, nhưng với Thừa Thiên Huế đây là một đột phá, tạo động lực cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành công nghiệp chỉ đứng ở vị trí thứ hai, nhưng hiện nay là ngành đóng góp nhiều nhất cho nguồn thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Trước đây, ngành công nghiệp của tỉnh phát triển dàn trải, manh mún nhưng nay định hình khá rõ nét với các ngành chủ lực như dệt may- da giày, chế biến thủy sản, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí… Một số ngành nghề mới, công nghệ cao bước đầu hình thành và có tiềm năng phát triển như sản xuất thiết bị y tế, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh hình thành một số khu, cụm công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư; trong đó có riêng một khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tại Khu công nghiệp Phong Điền. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, yêu cầu về phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng được đặt ra. Bởi, để phục vụ hoạt động của một nhà máy hay một ngành sản xuất cần rất nhiều thiết bị, nguyên phụ liệu khác nhau. Cách đây gần chục năm, trong một số cuộc trò chuyện với lãnh đạo một doanh nghiệp có bề dày trong lĩnh vực dệt may, tôi đã nghe về khó khăn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Bởi sản xuất hàng may mặc đâu chỉ là vải, kim chỉ, máy móc mà cần đến mấy chục loại nguyên phụ liệu khác nhau đều phải nhập khẩu hoặc đặt mua khắp nơi. Mỗi loại một ít, đặt mua số lượng nhỏ thì giá đắt do phải vận chuyển bằng máy bay. Đặt mua số lượng nhiều để có giá hợp lý thì dùng không hết, lãng phí do tồn kho. Chưa kể đôi lúc vì chậm trễ mà mất đi cơ hội làm ăn… Đây cũng là một trong những lý do khiến thời gian dài các nhà đầu tư ngại đầu tư vào khu vực miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Trong chuỗi phát triển sản xuất khi các điều kiện thuận lợi, tạo thành một chu trình khép kín từ sản xuất- tiêu thụ thông thường, hiệu quả kinh tế bao giờ cũng cao hơn khi cắt khúc từng công đoạn. Ngành công nghiệp phụ trợ chính là gạch nối giúp khép kín quy trình sản xuất trong nước hay từng địa phương. Ngoài việc bản thân các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tạo ra nhiều giá trị hàng hóa, việc làm thì nó còn là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất khác. Ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, mà còn tạo lợi thế trong thu hút đầu tư của địa phương khi các điều kiện phục vụ sản xuất tại chỗ được đáp ứng.

Với tổng kinh phí thực hiện chỉ trên 51,5 tỷ đồng từ 2017-2025, việc triển khai chương trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được xem là sự đầu tư sáng suốt, mang lại hiệu quả kép, không chỉ thu hút được các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mà còn tạo động lực cho tất cả các ngành cùng phát triển. Đây cũng là xu hướng chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế , cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của từng ngành sản xuất và mỗi quốc gia.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Return to top