ClockThứ Tư, 05/06/2019 21:14

Tạo đột phá cho kinh tế tập thể

TTH - Các hợp tác xã (HTX) phải chủ động khắc phục những tồn tại, yếu kém bằng những việc làm cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực để thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD)...

Ông Bùi Thanh Hà phát biểu tại hội nghị

Đó là chỉ đạo của ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị tổng kết 15 năm triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) diễn ra chiều 5/6, với sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Chưa thể hiện hết vai trò

Sau 15 năm triển khai Nghị quyết Trung ương 5, KTTT mà nòng cốt là HTX trên địa bàn tỉnh đã từng bước đổi mới về tổ chức, nội dung hoạt động và ngày càng thích nghi với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động có hiệu quả. Các HTX đã tích cực chủ động tham gia xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm có quy mô và sức lan tỏa. Từ đó khẳng định rõ vai trò, vị trí và sự đóng góp tích cực của khu vực KTTT vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mô hình lúa chất lượng cao được nhiều HTX nhân rộng

Các đại biểu đánh giá cao những kết quả nổi bật nền KTTT của tỉnh thời gian qua, đồng thời thẳng thắn nêu rõ những tồn tại, hạn chế như hoạt động SXKD của các HTX còn ở quy mô nhỏ. Nhiều HTX chưa đáp ứng với yêu cầu của mô hình kiểu mới, năng lực cạnh tranh yếu, sản xuất hạn chế, thiếu vốn, công nghệ, kỹ thuật, các thiết bị, phương tiện canh tác lạc hậu. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX phần lớn trình độ thấp, chưa được đào tạo bài bản về quản lý điều hành, cán bộ lớn tuổi còn chiếm tỷ lệ cao.

Nhiều HTX hoạt động chưa đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chưa huy động được nguồn vốn góp thêm từ các thành viên; chất lượng và giá cả dịch vụ thấp. Nhiều đơn vị chậm nắm bắt thông tin về diễn biến của thị trường nên phản ứng chậm với những tình huống “nhạy cảm” trong điều hành, quản lý…

Nâng cao nhận thức về vai trò KTTT

Các đại biểu thảo luận, có nhiều ý kiến tâm huyết, trong đó tập trung yêu cầu các HTX phải chủ động, tự nỗ lực phấn đấu vươn lên bằng chính nội lực của mình; đổi mới cả về nhận thức và cách làm, cách quản lý... để tổ chức lại hoạt động dịch vụ, SXKD. Cán bộ chủ chốt HTX phải là những người được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý, khoa học kỹ thuật và có năng lực, tâm huyết.

Các cấp ban ngành, chính quyền địa phương vận động, có chính sách thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia liên kết HTX, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; xây dựng các dự án, kế hoạch ưu tiên phát triển các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các HTX cần được tạo điều kiện tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Đến nay, toàn tỉnh có 259 HTX với khoảng 115 ngàn thành viên, tổng nguồn vốn của các HTX đạt gần 458 tỷ đồng và tổng giá trị tài sản gần 576 tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu bình quân mỗi HTX đạt 2,380 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt hơn 90 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX đạt 32 triệu đồng/năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu, các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển KTTT một cách quyết liệt, rõ nét hơn. Các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể các chính sách hỗ trợ HTX, từ đó loại bỏ những chính sách không còn phù hợp, duy trì và có thể tăng hỗ trợ đối với những chính sách phát huy hiệu quả tốt, quyết tâm tạo đột phá cho khu vực KTTT phát triển.

Phát triển KTTT không nhất quyết phải theo đuổi xây dựng các HTX quy mô lớn, mà có thể tập trung vào việc xây dựng quan hệ hợp tác hiệu quả, nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, HTX đã thành công; định hướng các HTX phát triển SXKD theo hướng chuỗi liên kết, có tính chuyên môn hóa cao... Các loại hình kinh tế hợp tác phải phát triển theo nguyên tắc: tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, căn cứ vào yêu cầu thực tế khách quan để thành lập HTX, không nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Tổ chức quản lý HTX cần đổi mới theo hướng chuyển mạnh hoạt động sang hạch toán kinh doanh với hai mục tiêu đem lại lợi ích cho thành viên (thúc đẩy kinh tế hộ phát triển) và không ngừng tích lũy cho KTTT.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà nhấn mạnh, các cấp, ngành, HTX cần tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của KTTT; xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo chuyên nghiệp, làm ăn có bài bản, có kiến thức, ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong phát triển KTTT, đặc biệt là người đứng đầu. Quan tâm chăm lo, củng cố và phát triển các tổ chức đảng, đoàn thể trong tổ chức KTTT theo quy định, trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KTTT. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với tổ chức KTTT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đối tượng thành viên là nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Các hợp tác xã phục hồi sản xuất kinh doanh

Sáng 23/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.

Các hợp tác xã phục hồi sản xuất kinh doanh
Chuyển đổi số tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết vùng

Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua luôn là một trong những địa phương dẫn đầu về chỉ số Chuyển đổi số (DTI) – năm 2022 giữ vị trí số 4, trong đó Chính quyền số đứng vị trí thứ 2. Hiện nay, tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp đẩy nhanh việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi số tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết vùng
Chủ động thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã

Ngày 25/12, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự hội nghị trực tuyến toàn quốc “Giải pháp thúc đẩy thực hiện Nghị định 45/2021/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã”.

Chủ động thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã
Return to top