ClockThứ Ba, 15/12/2020 16:55

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

TTH - Với mục tiêu hướng đến nền hành chính kiểu mẫu, hiện đại và gần dân, TP. Huế nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Tăng cường công tác số hoá trên phần mềm dịch vụ côngHướng đến trung tâm hành chính kiểu mẫu

Trung tâm Hành chính công TP. Huế được đầu tư trang thiết bị hiện đại

Tỷ lệ số hóa đạt 100%

Thời gian qua, công tác CCHC được TP. Huế đặc biệt chú trọng theo hướng tinh gọn, hiệu quả, gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh. Công tác CCHC, thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn có những bước chuyển biến tích cực và tạo ra hiệu ứng tốt khi các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Theo Trung tâm Hành chính công TP. Huế, từ đầu năm đến nay, đơn vị tiếp nhận trên 33.000 hồ sơ của gần 30 lĩnh vực. Các hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết UBND TP. Huế và các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố gần 20.000 hồ sơ; trong đó đã giải quyết trên 18.000 hồ sơ, hồ sơ đang giải quyết trên 800 hồ sơ. Đến nay, thành phố đã số hóa 30.000 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%; đã hỗ trợ cá nhân, tổ chức tạo 4.065 tài khoản dịch vụ công để tiếp cận việc giao dịch TTHC theo hình thức trực tuyến, đạt tỷ lệ 29,7% tổng số hồ sơ đã tiếp nhận.

Hệ thống mạng của HĐND- UBND TP. Huế, các phòng ban và UBND 27 phường đã hòa mạng CPNET của tỉnh. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương đều giải quyết được phần lớn khối lượng hồ sơ nhận trong tháng, khắc phục tình trạng tồn đọng hồ sơ…, qua đó làm giảm sự tốn kém về thời gian, tiền bạc khi đến làm TTHC, góp phần giúp các cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

Còn nhiều vướng mắc

Công tác CCHC ở TP. Huế hiện vẫn một số hạn chế, như tình hình thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo TP còn chậm. Tỷ lệ hồ sơ trễ hạn đã có cải thiện nhưng vẫn còn cao (năm 2019 tỷ lệ trễ hạn là 7,3%, năm 2020, tỷ lệ này là 8,4%). Một số cơ quan, đơn vị trong quá trình giải quyết TTHC chậm cập nhật, cập nhật không chính xác hoặc không đầy đủ tình trạng hồ sơ tại phần mềm dịch vụ công; chưa chủ động ban hành văn bản xin lỗi, gia hạn thời gian trả kết quả cho công dân chậm nhất 1 ngày trước ngày hết hạn; tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến mức độ 3,4 chưa cao.

Mặt khác, UBND các phường chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với cơ quan liên quan trong giải quyết các hồ sơ TTHC liên thông; chưa thường xuyên triển khai việc lấy ý kiến đánh giá hài lòng của cá nhân, tổ chức và tổng hợp, công khai định kỳ theo quy định. Một số đơn vị chưa cập nhật đầy đủ hồ sơ chứng thực vào phần mềm theo quy định; chưa đạt tối thiểu 70 hồ sơ/tháng theo quy định của UBND tỉnh, như các phường Phú Thuận, Phước Vĩnh, Thuận Lộc, Vĩnh Ninh, Phú Hòa, Hương Long... 

Phát huy vai trò người đứng đầu

Năm 2021, TP. Huế tiếp tục xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ chính và trọng tâm nhằm xây dựng nền hành chính kiểu mẫu với đội ngũ cán bộ, nhân viên và các phòng ban làm việc tâm huyết, trách nhiệm, gần gũi và thân thiện. 

UBND TP. Huế yêu cầu phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong CCHC. Chú trọng việc thay đổi về thái độ ứng xử, cách thức phục vụ Nhân dân và trách nhiệm hoàn thành công việc của mỗi cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ. Phải tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị; niêm yết công khai, minh bạch các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Trong đó, duy trì và tiếp tục mở rộng các quy trình ISO liên quan đến giải quyết TTHC tại các phòng ban, đơn vị, địa phương; tiếp tục lấy ý kiến về mức độ hài lòng và xem kết quả đánh giá chỉ số CCHC của thành phố là 1 trong những cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trực thuộc.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, thời gian tới, cả hệ thống chính trị phải quyết liệt, nỗ lực hơn nữa trong công tác CCHC, đặc biệt là nâng cao các chỉ số, phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Phải chú trọng “tính tuân thủ”, “tính phục vụ” trong CCHC của các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và các cán bộ trực tiếp giải quyết công việc. Phải gắn chặt và quản lý trách nhiệm của người đứng đầu các phường, các đơn vị bằng cách giao Văn phòng HĐND&UBND thành phố, Trung tâm Hành chính công và Phòng Nội vụ có đánh giá cụ thể hàng tuần, giao thời gian về triển khai công việc, công tác CCHC để có hình thức xử lý với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.

Các đơn vị phải quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp CCHC để tiết kiệm thời gian, chi phí; xây dựng môi trường làm việc mới chuyên nghiệp để phục vụ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức ngày càng hiệu quả hơn nhằm hướng đến một nền hành chính công hiện đại - hiệu lực - hiệu quả. Trong đó, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo để đánh giá, tạo sự chuyển biến rõ rệt và hiệu quả hơn, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển tất cả các lĩnh vực trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa

Đến năm 2025, tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất toàn cầu Nestle cam kết sẽ không sử dụng bất kỳ loại nhựa nào không thể tái chế trong các sản phẩm của hãng. Cùng năm đó, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới L'Oreal cho biết tất cả bao bì của họ sẽ “có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy”.

Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

Với những chủ trương, giải pháp cụ thể và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ, nhiệm vụ huấn luyện năm 2024 được lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện thắng lợi với nhiều thành tích nổi bật.

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện
Return to top