Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Tạo dựng không gian
TTH - Huế đã có nhiều con đường khang trang vừa được làm. Ví như các đường Đống Đa, đường Lý Thường Kiệt; các con đường làm trước đây như Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng. Sắp tới sẽ là đường Điện Biên Phủ được mở rộng…
Đường thì đẹp rồi nhưng cảnh quan hai bên chưa đẹp đã phần nào làm giảm giá trị thẩm mỹ của con đường. Cũng như nhu cầu của người dân vậy thôi. Trước đây nghèo khó thì ăn no mặc ấm. Bây giờ khấm khá hơn thì đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp và bao nhiêu nhu cầu tinh thần khác. Dĩ nhiên chỉ là một tầng lớp nào đó thôi, không phải là tất cả. Cảnh quan cũng vậy, trước đây cần con đường để đi. Bây giờ thì cần con đường vừa để đi lại vừa đẹp nữa.
![]() |
Nếu được quy hoạch tốt, đôi bờ sông An Cựu sẽ là điểm nhấn tuyệt đẹp của Huế. Ảnh: HK
|
Tỉnh ta trong khi nguồn thu ngân sách chưa dồi dào, bao nhiều vấn đề cần chi nên việc mỗi năm gắn làm vài con đường “hoành tráng” đã là một cố gắng lớn.
Chúng ta đang phấn đấu xây dựng thành phố trực thuộc trung ương, xây dựng một đô thị sinh thái đặc trưng, nên việc xây dựng, mở rộng các con đường cũng cần phải gắn với ý tưởng, chẳng những làm cho con đường khang trang, phục vụ tốt nhu cầu đi lại mà phải làm cho con đường trở nên đẹp, có giá trị thẩm mỹ. Vẫn biết điều này không phải là dễ trong điều kiện ngân sách còn chưa dồi dào như vừa nêu, và bao điều khác, nhưng khi mở rộng các con đường, nếu có thể nên gắn với điều này được chăng?
Cùng với mở rộng đường là xây dựng cảnh quan, thiết kế kiến trúc cảnh quan và qui định các công trình xây dựng hai bên phải làm sao cho hài hòa, có nét đặc trưng.
Chẳng hạn, từ khi sông An Cựu được nạo vét, xây kè, trồng cây ven sông, xây các cầu mới qua sông, vào mỗi mùa hè khi hoa nở, nước trong xanh. Sông An Cựu là một con sông đào, các thế hệ trước đây cũng khéo có tầm nhìn không đào dòng sông theo một đường thẳng mà tạo dáng uốn lượn. Mùa này, một ai đó đi trên con đường Phan Đình Phùng hoặc Phan Chu Trinh nhìn dòng sông mà xem, nó như một dải lụa vắt giữa lòng thành phố tuyệt đẹp. Đáng tiếc là các dãy phố hai bên sông không đẹp đã làm cho dòng sông giảm rất nhiều giá trị thẩm mỹ, cái cao cái thấp, cái to cái nhỏ, cái vàng cái xanh, cái cũ cái mới…
Giả sử như chúng ta có tiền, mở rộng đường hai bên dòng sông, đền bù theo một cách thức hỗ trợ để người dân thực hiện cho được qui định kiến trúc không gian hai bên bờ sông, chúng ta sẽ được lợi là giao thông thông thoáng, cảnh quan xung quanh cũng đẹp. Dĩ nhiên điều này là mong muốn chứ cũng khó mà thực hiện được trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên trên thế giới cũng như ở một số nơi trong nước ta cũng đã làm được điều này.
Tôi không phải là người trong nghề xây dựng nhưng một công trình, chắc cũng tồn tại khoảng 50 năm là cùng (ví dụ như khu tập thể Đống Đa, xây dựng sau giải phóng nhưng đến nay cũng đã xuống cấp nghiêm trọng). Vậy chúng ta có thể làm một việc là qui định về mặt kiến trúc như thế nào đó cho phù hợp với dòng sông. Người dân nào xây dựng lại công trình phải tuân thủ qui định như vậy. Chậm nhất là năm mươi năm sau, con cháu chúng ta sẽ được hưởng một không gian tuyệt đẹp.
Những con đường giải tỏa đền bù đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn, nhưng cũng có những con đường chúng ta chỉ tác động bằng quy hoạch công trình, cảnh quan thì sẽ tạo lập được ngay những không gian đẹp, hoặc không gian được cải tạo được phần nào. Ví dụ như đường Lê Ngô Cát chẳng hạn. Con đường chạy quanh co qua các sườn đồi. Nhiều đoạn còn giữ lại những mảng xanh rất đẹp. Nếu chúng ta không có quy định phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan thì chắc chắn nó sẽ không giữ được nét như bây giờ trước tác động của đô thị hóa. Đây là con đường du lịch lên lăng Tự Đức nên rất cần nghĩ đến điều này.
Lê Phương
- “Không thể “delay” với Huế!” (03/07)
- Ngành giao thông vận tải đón sóng phục hồi tăng trưởng sau dịch (03/07)
- Phát triển bền vững kinh tế biển (03/07)
- Đề xuất phương án xóa bỏ 2 trạm thu phí trên QL91 (02/07)
- Động lực xây dựng nông thôn mới ở Phong Xuân (02/07)
- HĐND huyện Quảng Điền thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn (02/07)
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (02/07)
- Bão số 1 giật cấp 14 cách Quảng Ninh 430km (02/07)
-
Xăng, dầu giảm nhẹ sau 13 lần tăng giá
- Hơn 70 ngàn lượt khách tham dự Hội chợ thương mại Festival Huế 2022
- Diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0
- Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Tăng tần suất hoạt động tại Phố đêm Hoàng thành Huế lên 3 tối/tuần
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
- Chưa như kỳ vọng
- Bộ Tài chính xây dựng biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP áp dụng đối với 603 dòng thuế
- Thúc đẩy đầu tư công: Khó đến đâu gỡ đến đó
- Không nên tuyệt đối hóa cái đúng
-
Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Quản lý năng suất gắn với phát triển kinh tế tuần hoàn
- VBSP Hương Thủy giải ngân món vay đầu tiên đối với giáo dục ngoài công lập
- Thúc đẩy đầu tư công: Khó đến đâu gỡ đến đó
- Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- 3 Lợi ích tuyệt vời khi thuê luật sư tư vấn doanh nghiệp
- Góp phần cho Festival Huế sạch đẹp
- Phó Tổng thư ký IAV: Đây là thời điểm tốt để cơ cấu lại hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 kỳ vọng sẽ vượt xa mục tiêu
-
Tăng trưởng tín dụng đạt hơn 17% trong sáu tháng đầu năm 2022
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
- Xem ngay sofa vải nhung
- Mua gương đứng chất lượng, uy tín
- Dịch vụ rem cau vong
- dem
- Website Olada Việt Nam https://www.olada.vn/
- Giường 2 tầng cho bé
- Sản xuất Rèm Gỗ Cao Cấp Rèm Hải Nam
- bàn trà sofa hiện đại
- Mua ghế sofa giá rẻ
- Xem ngay Ghế Sofa Cổ Điển Cao Cấp
- quatest2
- Nội thất phòng ngủ Cần Thơ
- Vách ngăn phòng thờ