ClockChủ Nhật, 21/01/2018 07:14
DIỄN ĐÀN WEF 2018:

Tạo dựng một tương lai chung trong thế giới rạn nứt

TTH - Ngày 23 – 26/1 tới, Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 48 sẽ diễn ra tại Davos, Bang Geneva (Thụy Sĩ). Với chủ đề “Tạo dựng tương lai chung trong thế giới rạn nứt” được lồng ghép xuyên suốt trong 400 phiên họp liên tục, WEF 2018 hứa hẹn thiết lập cam kết mới về hợp tác quốc tế như một cách để giải quyết những thách thức toàn cầu quan trọng.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 48 hứa hẹn giải quyết những thách thức toàn cầu quan trọng. Ảnh: CNBC

Mục tiêu của hội nghị là kết hợp thảo luận và giải quyết triệt để một số chủ đề trước đây và những mối quan tâm trong năm mới bao gồm cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng suất trong thị trường lao động.

Bối cảnh toàn cầu hiện nay đã và đang chứng kiến rất nhiều thay đổi đáng kể như những vết nứt về địa chính trị xuất hiện trên nhiều mặt trận với nhiều hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và xã hội.

“Tinh thần hợp tác tập thể rời rạc là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rủi ro cho sự phát triển của nhiều hệ thống toàn cầu. Do đó, cần phát triển các mô hình hợp tác, sáng kiến toàn cầu mới để thay đổi vận mệnh của toàn nhân loại, thay vì chỉ dựa trên những lợi ích cá nhân, riêng biệt”, người sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab nhấn mạnh.

Đối mặt trước những luồng ý kiến trái chiều, diễn đàn một lần nữa khẳng định nhiệm vụ của mình là tạo ra một nơi gặp gỡ thuận lợi cho các bên liên quan có thể bàn luận và giải quyết các vấn đề còn tồn tại của thế giới thông qua những chính sách xây dựng cụ thể.

Dưới đây là các chính sách được tin tưởng sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực cho quá trình tạo dựng tương lai:

Tái xác định khái niệm về tăng trưởng

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ lâu đã được sử dụng làm thước đo chính cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thay đổi khí hậu và bất bình đẳng về thu nhập tăng. Tuy nhiên, tính xác thực về thước đo của các thành tựu kinh tế đang dần trở thành một dấu hỏi lớn. Do đó, buổi thảo luận về sáng kiến hệ thống trong tương lai phát triển kinh tế sẽ giúp các nước xác định lại khái niệm và cách thức tính toán, quy chuẩn của sự tăng trưởng trong một tương lai bền vững hơn.

Khéo léo triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong thời buổi công nghệ mới đang dần trở nên phổ biến, tỷ lệ nhân công được thay thế bằng máy móc sẽ ngày càng cao. Đây là một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng tất yếu của công tác tăng cường trang bị kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho lực lượng lao động hiện tại và trong tương lai để dần lấy lại chỗ đứng. Một nền kinh tế phát triển mạnh hay không phụ thuộc chủ yếu vào cả sự khéo léo trong công tác quản lý, sắp xếp nhân công, cũng như tính chuyên nghiệp không thể thay thế của người lao động.

Giải quyết khủng hoảng năng suất

Khủng hoảng năng suất cũng là vấn đề buộc chính phủ các nước phải lưu ý giải quyết. Năng suất thấp đồng nghĩa với mức sống thấp. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến nguồn đầu tư trong tương lai. Thông qua sáng kiến về hệ thống tương lai sản xuất, diễn đàn WEF 2018 là cơ hội đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong tất cả mọi ngành nghề để cùng nhau thống nhất phương án chuyển đổi hệ thống sản xuất, chế tạo phù hợp với đường lối phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hạn chế biến đổi khí hậu

Sau hai năm kể từ khi Hiệp định Paris về khí hậu được ký kết, một thế hệ lãnh đạo mới đang từng bước thực hiện nhiều biện pháp phát triển đi kèm với cam kết sẽ giảm thiểu tối đa khả năng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, đơn cử như việc hạn chế tối đa sự nóng lên toàn cầu.

Quy hoạch cho tương lai

Không chỉ riêng biến đổi khí hậu, quả bom hẹn giờ về hệ thống hưu trí toàn cầu cũng được xem là một thách thức về tài chính có sức ảnh hưởng to lớn. Trong bối cảnh thế giới vẫn tiếp tục các chính sách hậu đãi hưu trí kém hiệu quả, khoảng cách tiết kiệm trong hệ thống lương hưu thế giới sẽ làm cho nền kinh tế dần đi vào ngõ cụt vào năm 2050. Nhằm xây dựng một tương lai chung bền vững, phát triển, lãnh đạo các cấp cần tích cực lưu ý để đề ra biện pháp cùng lúc hỗ trợ cho người cao tuổi mà không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của thế hệ tương lai.

Mở rộng lợi ích thương mại

Mặc dù không có các hiệp định thương mại đa phương mang tính bước ngoặt, trọng tâm chính của diễn đàn WEF 2018 vẫn sẽ tập trung tìm kiếm đường lối phát triển thương mại có lợi cho nhiều cá nhân, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng tốt hơn lợi ích từ thương mại điện tử quốc tế...

Xây dựng giới hạn đáp ứng

Cần phải khẳng định, việc sử dụng nhiều các nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm trên thế giới là bước đi không bền vững. Nhận thấy được bất cập này, các nhà lãnh đạo phải thúc đẩy một số sáng kiến nhằm giảm sự phụ thuộc, đồng thời giải quyết triệt để vấn nạn lạm dụng nhân quyền trong khai thác mỏ và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Quản lý cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Nếu chúng ta thành công trong công tác hoạch định đường lối chính sách, nhân loại sẽ lần đầu tiên tiếp nhận sự thay đổi lớn lao mang tính tích cực. Cần xác định rõ con người là trung tâm của cách mạng công nghiệp, từ đó dễ dàng điều chỉnh đường lối cải cách theo hướng đúng đắn và dễ dàng hơn.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 48 hứa hẹn giải quyết những thách thức toàn cầu quan trọng. Ảnh: CNBC

HẠNH NHI

(Lược dịch từ CNBC và World Economic Forum)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Return to top