ClockThứ Năm, 18/03/2021 20:42

Tạo môi trường giáo dục tốt, có sức hút với người học

TTH - Đó là vấn đề được nhiều đại biểu, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, trường học quan tâm, chia sẻ tại hội nghị lấy ý kiến về Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm một trong những trung tâm giáo dục – đào tạo (GD&ĐT) đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước, diễn ra chiều 18/3. Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Hướng đến hiệu quả cao trong bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lýMột số cơ sở đào tạo cho sinh viên nghỉ học từ chiều 16/10Bộ Giáo dục & Đào tạo phân công lại nhiệm vụ Bộ trưởng và các Thứ trưởng

 UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì tại hội nghị

Còn nhiều vấn đề đặt ra

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, sau gần 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Kết luận số 90-KL/TU ngày 18/4/2014 của Tỉnh ủy và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, giáo dục và đào tạo tỉnh nhà đã có những bước phát triển. Quy mô mạng lưới trường lớp, thiết chế cơ sở đào tạo từng bước hoàn thiện, hoàn chỉnh, hiện đại, đồng bộ; chất lượng giáo dục phổ thông, công tác phổ cập giáo dục - xoá mù chữ được duy trì vững chắc. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được tổ chức sắp xếp lại và chuyển biến tích cực, chất lượng dần được cải thiện. Giáo dục ĐH đạt nhiều thành tựu về đổi mới tăng cường tính tự chủ, giải trình và chịu trách nhiệm với xã hội; chất lượng nguồn nhân lực đào tạo trình độ ĐH được nâng cao...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, GD&ĐT Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều chỉ tiêu, giải pháp thực hiện vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; chất lượng giáo dục ở các bậc học chưa có sự cải thiện đột phá đáng kể. Vị thế giáo dục của các cơ sở đào tạo thuộc ĐH Huế, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như chất lượng giáo dục phổ thông còn khoảng cách so với yêu cầu của một trung tâm giáo dục lớn của cả nước cũng như chưa đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Nguồn lực đầu tư, điều kiện hạ tầng cũng như công tác huy động xã hội hóa đầu tư vào phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cơ hội thấp; quy mô tuyển sinh nhiều trường bị thu hẹp lại.

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng với các Nghị quyết, Chương trình của Trung ương và của tỉnh đã có các tác động sâu sắc đến sự phát triển GD&ĐT. Song, để GD&ĐT Thừa Thiên Huế phát triển theo đúng mục tiêu và định hướng một trung tâm lớn của cả nước, cần khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy những thành tích thế mạnh cũng như tranh thủ cơ hội, các điều kiện thuận lợi.

Sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế thực hành trong phòng thí nghiệm

Quan tâm tạo môi trường học tập, liên kết đào tạo

Dự thảo Nghị quyết Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định nhiều nhiệm vụ và giải pháp, trong đó sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp và cơ sở đào tạo; Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng; chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục…

Theo đại diện các cơ quan, đơn vị, trường học, để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm lớn của cả nước về GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, phải làm sao để thu hút mọi người từ nhiều nơi về Huế học, đúng nghĩa sức hút của một trung tâm giáo dục. Để làm được điều đó, cần quan tâm đến thực tế GD&ĐT của Huế hiện tại; xác định rõ ràng, cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết. Cần quy hoạch mạng lưới đào tạo để các trường xây dựng chiến lược, tập trung cho một số lĩnh vực có thế mạnh, gắn kết vai trò doanh nghiệp…

Theo PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cần xác định rõ mối quan hệ phối hợp giáo dục ĐH, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, vấn đề liên kết đào tạo. Bên cạnh đó, cần chú trọng tạo môi trường giáo dục số không những ở bậc ĐH mà còn cả phổ thông. Đặc biệt, cần quan tâm tạo môi trường học tập và nghiên cứu tại Huế cho học sinh và sinh viên. Cùng quan điểm, ThS. Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế cũng cho rằng môi trường học tập quan trọng. Phải nghĩ đến việc không chỉ đào tạo cho người học tại Huế mà còn cho các nơi về học. Tạo một hệ sinh thái, môi trường học mà người học cần gì cũng có, vừa an toàn, an ninh. Tỉnh tạo môi trường pháp lý, đất đai thì có thể kêu gọi đầu tư được.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng, cần có giải pháp để tạo ra môi trường học tập, không chỉ đầu ra việc làm mà còn môi trường khởi nghiệp, môi trường để vươn lên làm giàu, phục vụ xã hội. Tạo được môi trường học tập tốt, sẽ giữ chân học sinh giỏi ở lại Huế học và thu hút người học từ các địa phương về Huế.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến để đánh giá sát hơn những vấn đề đạt được và chưa đạt được, chắt lọc những ý kiến khả thi nhất và căn cứ vào điều kiện, nguồn lực để xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm một trong những trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước, hạt nhân là ĐH Huế. Trên cơ sở đó nhấn mạnh chất lượng cao ở 3 hệ thống từ cơ sở vật chất, nội dung và từ con người. Quan tâm việc gắn kết tất cả hệ thống các cơ sở đào tạo thuộc ĐH Huế với hệ thống các cơ sở GD&ĐT của tỉnh…

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

TIN MỚI

Return to top