ClockThứ Hai, 07/07/2014 03:46

Tạo nguồn thu để xử lý ô nhiễm môi trường

TTH - Sau một thời gian, thực hiện quy định về phí BVMT đối với nước thải vẫn chưa theo kịp xu hướng phát triển, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh và đổi mới phương án tổ chức thu phí.

Khởi đầu nan

Nghị định quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải được Chính phủ ban hành lần đầu tiên và có hiệu lực từ đầu năm 2004. Đây là công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Sau một thời gian thực hiện, dù đã đạt được những kết quả khá tích cực, nhưng quá trình thu và nộp phí nước thải xuất hiện nhiều khó khăn. Số phí thu được thấp hơn nhiều so với số phí ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định quản lý môi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra ngày càng trầm trọng... Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 25 thay thế Nghị định cũ.
Nhà máy chế biến tinh bột săn Thừa Thiên Huế là đơn vị nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp hằng năm trên 70 triệu đồng
Đối với các đối tượng có nước xả thải vào hệ thống thoát nước tập trung đã đầu tư hoàn chỉnh, được quản lý, tổ chức vận hành, khai thác theo đúng quy trình thì thực hiện thu phí theo Nghị định 88 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Các đối tượng có nước xả thải không qua hệ thống thoát nước tập trung nêu trên mà thải ra môi trường thì được phân thành nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Việc thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn được giao Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế thực hiện. Qua thời gian tổ chức triển khai đã tạo được nguồn thu khá lớn cho ngân sách, số phí thu được năm 2010 là 7,107 tỷ đồng, năm 2011: 8,896 tỷ đồng, năm 2012: 10,524 tỷ đồng và năm 2013 là 16,087 tỷ đồng. Với số phí thu được cùng nguồn ngân sách bổ sung hàng năm được sử dụng cho hoạt động BVMT như đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, góp phần hạn chế, kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Đối với phí nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến…, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát hướng dẫn kê khai, thẩm định tờ khai và thu phí các đối tượng thuộc diện quy định. Năm 2013, sở tiến hành thu phí nước thải công nghiệp đối với 13 đơn vị với hơn 361,3 triệu đồng. Sở TNMT quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Nghị định 25 của Chính phủ và Thông tư liên tịch 63 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, 80% trên tổng số tiền phí thu được nộp vào ngân sách địa phương và được sử dụng theo quy định; 20% trên tổng số tiền phí thu được Sở TNMT trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
Điều chỉnh cho phù hợp
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 63, tỷ lệ trích lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để chi cho hoạt động tổ chức thu phí tối đa là 10% trên tổng số phí thu được. Thời gian qua, tỉnh áp dụng tỷ lệ là 4%. Tỷ lệ này đáp ứng được chi phí cho hoạt động tổ chức thu phí và phù hợp với điều kiện hiện nay của ngân sách tỉnh, nên cần tiếp tục duy trì áp dụng tỷ lệ để lại 4% trên tổng số tiền phí thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch để chi cho việc tổ chức thu phí, số phí còn lại nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Sở Tài chính đã có tờ trình về việc sửa đổi mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt. Đối tượng quy định nộp phí và không nộp phí không thay đổi. Riêng đối với các đối tượng tự khai thác nguồn nước tự nhiên để phục vụ sinh hoạt không đưa vào đối tượng phải nộp phí do hiện nay số đối tượng này rất ít và có khối lượng nước sử dụng không nhiều. Bên cạnh đó, nếu quy định thu phí thì dễ tạo cơ sở pháp lý cho người dân tự khai thác, ảnh hưởng đến dòng chảy, mạch nước ngầm; mặt khác, việc quản lý các đối tượng cũng như xác định khối lượng nước sử dụng thu phí rất khó khăn, số phí thu được không đủ bù đắp chi phí cho hoạt động thu phí.
Nhu cầu kinh phí chi cho hoạt động BVMT là rất lớn và có xu hướng tăng nhanh do mức độ ô nhiễm môi trường nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng ngày càng đa dạng, phức tạp. Thừa Thiên Huế đang áp dụng mức thu phí tối đa là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Nhằm ổn định và đảm bảo nguồn thu ngân sách để tái đầu tư cho hoạt động BVMT, hơn nữa nguồn thu đang còn thấp và chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước…, Tờ trình của Sở Tài chính đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu phí là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Để thực hiện tốt hơn việc thu phí nước thải công nghiệp, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thì việc điều chỉnh mức phí và cách tính phí đối với các cơ sở sản xuất là cần thiết, vừa đạt được mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách, vừa tạo động lực để khuyến khích các cơ sở áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường... Sở TNMT cũng đề xuất nên điều chỉnh đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, thủy sản nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp mà không nộp phí thoát nước theo Nghị định 88 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Thực hiện thành công việc thu phí BVMT đối với nước thải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện công tác thu các loại phí BVMT khác như phí BVMT đối với khí thải, chất thải rắn, trên cơ sở đó sẽ góp phần kiểm soát và khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI

TIN MỚI

Return to top