ClockChủ Nhật, 30/06/2019 11:43

Tạo việc làm phù hợp để đội ngũ tri thức có cơ hội cống hiến

TTH - Với 275 giáo sư và phó giáo sư, 751 tiến sĩ và gần 2.000 thạc sĩ, BSCKII, BSCK I nhưng Thừa Thiên Huế vẫn chưa thể chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao này thành động lực mạnh trong các thành tựu phát triển kinh tế xã hội địa phương. GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh có những gợi mở về vấn đề này.

Tiếp sức cho trí thức khoa học công nghệCần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học công nghệĐẩy mạnh thu hút đội ngũ trí thức khoa học công nghệ

GS.TS. Trần Hữu Dàng

Theo GS.TS. Trần Hữu Dàng, nhiều cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này theo sự phân công của UBND tỉnh. Song hành cùng những đơn vị đó, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) đã có những hoạt động cụ thể nhằm khơi dậy phong trào thi đua sáng tạo khoa học và công nghệ trong đội ngũ tri thức. Liên hiệp Hội chủ trì tổ chức 3 hoạt động thi đua lớn, gồm: Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ; Hội thi Sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Thông qua các hội thi, nhiều đề tài đạt giải cao ở tỉnh, sau đó cũng được giải cao ở cấp toàn quốc. Riêng năm 2018, toàn quốc chỉ có 45 giải về Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ, Thừa Thiên Huế giành được 10 giải.

Thừa Thiên Huế có lực lượng sinh viên đông đảo, nhưng rất hiếm đề tài của sinh viên tham gia các hoạt động khoa học sáng tạo chung của tỉnh. Theo GS, lý do nằm ở đâu?

Trong ba hoạt động thi đua chúng tôi được giao chủ trì, có Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng dành cho độ tuổi từ 6-19, gần với sinh viên nhất. Nhưng nhiều em khi bước lên đại học, chỉ 1 năm đã quá độ tuổi của cuộc thi. Còn 2 cuộc thi kia, thường thầy cô của các em chủ trì. Nên chăng, chúng ta cần có một cuộc thi nghiên cứu khoa học dành riêng cho sinh viên, thanh niên tạo điều kiện để các em có cơ hội thể hiện mình, tiếp tục phát triển hoạt động nghiên cứu đã thực hiện trước đó. Với mong muốn đó, đã có lúc chúng tôi phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Đại học Huế và các trường thành viên để vận động các em sinh viên tham gia giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ, hội thi sáng tạo kỹ thuật, nhưng kết quả vẫn chưa cao. Trong một lần trao đổi không chính thức về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ rất đồng tình. Nhưng làm cách nào, kinh phí ra sao, lộ trình từ đâu và cách đánh giá như thế nào..., đều là những vấn đề còn phải cân nhắc.

Điều đó cho thấy lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến đội ngũ các nhà khoa học?

Đúng là tỉnh ta đã có nhiều hoạt động thể hiện sự quan tâm rất đáng ghi nhận với đội ngũ các nhà khoa học ở địa phương. Hàng năm, tỉnh đều gặp gỡ trí thức để nghe họ nói và nói cho họ nghe những vấn đề của địa phương cần có sự chung tay của họ. Tỉnh cũng đã ký kết với Đại học Huế để kết nối các hoạt động sáng tạo khoa học đúng với yêu cầu thực tiễn tại địa phương. Năm 2018, nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, việc Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có buổi gặp mặt 180 nhà khoa học nữ, khiến chúng tôi rất bất ngờ. Tôi cho rằng, đây là việc làm rất tốt và lãnh đạo tỉnh đã tác động đầy tính sáng tạo vào tâm lý nhạy cảm của các chị, rằng ủng hộ các mẹ, các chị làm khoa học một cách sòng phẳng. Điều mà chưa có nhiều địa phương trong nước thực hiện.

Các đại biểu, ban giám khảo tham quan mô hình sáng tạo kỹ thuật của học sinh Hương Thủy

Riêng Liên hiệp Hội, trong khi các tỉnh khác chưa làm, thì chúng ta đã thực hiện được 3 kỳ tôn vinh các nhà khoa học tiêu biểu. Đó là cách Liên hiệp Hội nói thay Nhân dân tỉnh nhà sự trân trọng, lòng tôn kính với những nhà khoa học đã dành hết tâm huyết cho hạnh phúc và an vui của Nhân dân.

Liên hiệp Hội đã tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao như thế nào, thưa GS?

Trong khả năng của mình, chúng tôi cố gắng không bỏ sót bất cứ hoạt động chất xám nào, động viên tất cả mọi người dân tham gia, trong đó tập trung chủ yếu là những người có trình độ học vấn, có kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp và những nhà khoa học có học hàm học vị. Thành công bước đầu là bên cạnh những đề tài của các nhà khoa học trong tỉnh vượt ra khỏi vùng miền, vươn tầm quốc tế, còn có đề tài, sáng kiến của người nông dân, công nhân và những người có trình độ nhưng chưa là người làm khoa học chuyên nghiệp. Tuy vậy, chúng tôi vẫn cảm nhận có nơi vẫn làm chiếu lệ. Khoa học và công nghệ chưa được coi là động lực cốt lõi, là chìa khóa không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế xã hội địa phương. Chúng tôi cảm thấy nóng lòng khi đứng ở đây nhìn thế giới phi nước đại trong cuộc cách mạng 4.0.

Nhiều người lo lắng khi nguồn nhân lực chất lượng cao của Huế đang có sự dịch chuyển đến các địa phương “trải thảm đỏ”. GS nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Một số người hơi bi quan thì cho rằng đó là sự “chảy máu” chất xám, nhưng tôi nghĩ khác một chút. Nếu con em Huế, truyền thống Huế, tri thức Huế có những nơi khác phù hợp hơn thì hãy đóng góp. Đó là sự lan tỏa, tỏa sáng của Huế. Hãy tự hào hơn là trách cứ. Nhìn ngược lại, tuy không nhiều nhưng vẫn có những nhà khoa học xứ khác nhận Huế làm quê hương để sống và cống hiến, kể cả người nước ngoài. Quan trọng là chúng ta làm gì để chất xám của họ đến với sự phát triển kinh tế- xã hội của Thừa Thiên Huế với niềm say mê sáng tạo của đội ngũ trí thức. Thời đại 4.0, không nhất thiết những người muốn cống hiến cho Huế phải có mặt ở Huế mới cộng tác được. Vấn đề là chúng ta có vươn ra để tận dụng tất cả những nguồn lực tiềm năng đó hay không? Có những nhà khoa học đã nhận được lời mời đến nơi này nơi kia làm việc với mức thù lao rất lớn, nhưng họ vẫn từ chối và chỉ muốn ở Huế với mức thu nhập có thể ít hơn. Vấn đề là chúng ta cần tạo ra việc làm phù hợp để họ có cơ hội được cống hiến.

Gần đây, Đại học Huế có nhiều đề tài nghiên cứu được công bố quốc tế. Đây có phải là dấu hiệu tốt nhằm đưa tri thức trong nước tiếp cận với tri thức thế giới?

Là một nhà khoa học, tôi hoàn toàn ủng hộ việc công bố quốc tế cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Nếu không, mãi mãi chúng ta chỉ quanh quẩn trong “ao làng” mà thôi. Nhưng đứng về lợi ích của xã hội, chúng tôi còn quan tâm đến tính thực tiễn và khả năng đi vào cuộc sống của các đề tài. Ước gì công bố quốc tế và khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đề tài thực tế song hành cùng nhau. Trong đó, yếu tố ứng dụng vào thực tế không nên xem nhẹ. Ngược lại, những đề tài hữu ích đã đi vào cuộc sống, mang đến lợi ích lớn cho người dân cũng cần được hoàn thiện tạo điều kiện để công bố quốc tế. Đây là vấn đề chúng tôi quan tâm và tìm cách tiếp cận để đưa những đóng góp hữu ích này ra quốc tế.

Xin cảm ơn GS!

ĐỒNG VĂN (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top