ClockThứ Sáu, 27/10/2017 20:15

Tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

TTH - Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao tại buổi làm việc với huyện Phong Điền về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2018 vào sáng 27/10.

Quang cảnh buổi làm việc

Đạt và vượt 14/16 chỉ tiêu

Năm 2017, Nghị quyết HĐND huyện Phong Điền đề ra 16 chỉ tiêu, dự ước đến năm 2017 có 14/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Nổi bật nhất là tổng mức đầu tư toàn xã hội 2.000/1.700 tỷ đồng; trong đó, 3 nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, 4 và A Lin B1 có vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phát triển khá ổn định. UBND huyện đã tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư. Trong năm 2017, khu CN Phong Điền đã thu hút 17 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 10 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư so với tổng vốn đăng ký còn thấp, chỉ khoảng 3.500 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy tại khu B và khu B mở rộng chỉ khoảng 40%. Hoạt động của các cơ sở trong khu công nghiệp trên địa bàn ổn định và có hiệu quả, như: Công ty Scavi Huế thu hút 6.000 nhân công, Tổng Công ty Vilacera đã chi trả xong tiền đền bù, hiện đang đầu tư cơ sở hạ tầng; cơ sở men Frít của Công ty CP Frít Phú Xuân; Nhà máy gỗ của Công ty TNHH Lee&Park Wood Complex…

Nhà máy Xi măng Đồng Lâm đang triển khai dây chuyền 2 với công suất thiết kế khoảng 900.000 tấn/năm, dự kiến khởi công vào tháng 3/2018. Năm 2017, huyện Phong Điền triển khai đầu tư hạ tầng điểm TTCN ở 3 xã Phong Bình, Phong sơn, Phong Hải để từng bước tiến hành di dời các hộ sản xuất TTCN vào điểm sản xuất tập trung. Các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoạt động có hiệu quả, như: mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, đan lưới Vân Trình, tương măng Phong Mỹ…Tổng thu ngân sách ước thực hiện là 170 tỷ đồng.

Về lĩnh vực nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016. Năng suất lúa bình quân đạt 59,1 tạ/ha, riêng vụ đông-xuân đạt 61,6tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Huyện đã có giải pháp để tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn và từng bước nâng cao giá trị sản phẩm. Ngành nuôi trồng thủy sản từng bước được phục hồi sau sự cố môi trường biển, với diện tích nuôi trồng khoảng 502ha, sản lượng nuôi đạt 4.300 tấn. Đến cuối năm 2017, xã Điền Hải đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 5/15. Thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,2% và chỉ còn lại 7,45%…

Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, như: hạ tầng khu công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống thoát nước thải và nước tự nhiên; nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chậm triển khai. Các ngành nghề TTCN chậm chuyển biến. Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa được triển khai đồng bộ.

Đầu tư nguồn nhân lực

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đánh giá cao nỗ lực của Phong Điền trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017. Trong đó, đã tạo bước đột phá trong phát triển CN-TTCN, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương và các địa phương khác. Năm qua, đã triển khai một số công tác đạt hiệu quả như: dồn điền đổi thửa, nuôi tôm trên cát, tăng giống lúa xác nhận lên 95%, phát triển nhiều mô hình kinh tế... Từ đó, giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 7,45%.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong năm 2018, huyện cần chú trọng đầu tư nguồn nhân lực để phát triển CN-TTCN, tạo bước đột phá cho huyện. Trong đó, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, đào tạo lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ, phục vụ cho khu công nghiệp  sau này, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây. Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp để triển khai xây dựng hệ thống thoát nước… nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Xây dựng tổ an ninh, đồn công an tại khu công nghiệp để đảm bảo an ninh trật tự.                                                                            

Cũng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, trước mắt, Phong Điền cần tổ chức đối thoại với 5 doanh nghiệp và 3 hộ dân liên quan đến vấn đề sự cố môi trường biển nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn các chính sách của Trung ương, của tỉnh và huyện. Đối với chương trình cải cách hành chính, cần đào tạo nguồn nhân lực, trang bị thiết bị hiện đại để thực hiện, giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong giao dịch. Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, cần chủ động huy động mọi nguồn lực để thực hiện theo kế hoạch, phấn đấu giảm hộ nghèo xuống còn dưới 5% vào năm 2020 như chỉ tiêu mà huyện đã đề ra. 

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top