ClockThứ Sáu, 01/04/2016 06:18

Tập trung đầu tư vùng dân tộc, miền núi

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc, chính sách dân tộc nhiệm kỳ 2011-2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Trong 5 năm qua, ngân sách nhà nước đã bố trí đầu tư 135.800 tỉ đồng (chiếm 12,8% kinh phí đầu tư cho nông nghiệp nông thôn) để thực hiện các chính sách ở vùng dân tộc và miền núi. Riêng kinh phí bố trí thực hiện các chương trình, chính sách do Ủy ban Dân tộc trực tiếp quản lý là 27.144 tỉ đồng, chiếm 2,55% kinh phí đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Việc xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực được công khai minh bạch và phân cấp cho địa phương tổ chức thực hiện; đã chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình sang hỗ trợ cho cộng đồng, từ cho không sang cho vay, khắc phục dần tình trạng trông chờ, ỷ lại. Hệ thống chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình 135 giai đoạn 3 thực hiện trên địa bàn 2.331 xã, 3.059 thôn, ở 415 xã biên giới và 190 xã ATK, đã đầu tư gần 20.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện sinh hoạt, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng và chợ nông thôn), góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi. Đến hết năm 2015, có 80 xã đặc biệt khó khăn của 23 tỉnh và 366 thôn bản của 30 tỉnh hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135.

Tuy nhiên một số chính sách chưa phù hợp với đặc thù vùng dân tộc và miền núi cũng như yêu cầu của thực tiễn; chính sách ban hành trước và sau thiếu sự kết nối về nội dung; chính sách thường có mục tiêu lớn, thời gian thực hiện ngắn, gắn với nhiệm kỳ nên hiệu quả chưa cao.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành địa phương tiếp tục rà soát chính sách, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng các chính sách mới, bảo đảm khả thi, phù hợp với nguồn lực và đặc thù vùng dân tộc và miền núi.

Tăng cường nguồn lực, bố trí tập trung, không dàn trải, lồng ghép hiệu quả trong thực hiện; công khai minh bạch; khuyến khích sự tham gia, giám sát của cộng đồng.

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với nội dung và hình thức phù hợp.

Cán bộ làm công tác dân tộc cần bám sát cơ sở, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; chủ động cùng đồng bào giải quyết những vấn đề cấp bách của địa phương, cơ sở, của  mỗi gia đình; giúp đồng bào phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo.

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và hội nhập quốc tế sâu rộng, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào vùng dân tộc miền núi để thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh của đồng bào; đổi mới giống cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế mỗi địa phương nhằm tăng năng suất và giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế

Chiều 29/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế với toàn thể viên chức, người lao động của Trung tâm nhằm huy động nguồn lực để đầu tư trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
Return to top