ClockThứ Tư, 15/07/2020 14:49

Tập trung giải ngân, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách

TTH.VN - Ngày 15/7, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Sửa quy định cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ởHơn 1,6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn chính sáchCho “cần câu”... hơn “xâu cá”Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách xã hội

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình chủ trì tại điểm cầu Trung ương. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Phát biểu chỉ đạo, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư. Sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững.

Định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, cần tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội vì Nhân dân phục vụ, cùng người dân quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách.

Huy động nguồn vốn tiền gửi và nguồn vốn thu hồi nợ quay vòng để tập trung giải ngân đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là việc cho vay để phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, góp phần tích cực tạo việc làm, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương và cả nước.

Hàng ngàn lượt hộ nghèo, gia đình chính sách  ược tiếp cận nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách để phát triển kinh tế 

Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, toàn quốc có trên 12 triệu lượt hộ được vay vốn từ nguồn vốn chính sách; trong đó, có 2,1 triệu lượt hộ đã thoát nghèo một cách bền vững. Nguồn vốn chính sách ngày càng đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở các địa phương.

Tại Thừa Thiên Huế, hàng ngàn lượt hộ nghèo, gia đình chính sách được tiếp cận nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cùng các tổ tiết kiệm vay vốn trên địa bàn tỉnh đã tích cực, chủ động tạo nguồn vốn cho vay, quay vòng ổn định, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Nhờ vậy, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo bền vững, mà cuộc sống không ngừng nâng lên.

Dịp này, 15 tập thể, 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương vinh dự được nhận Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

TIN MỚI

Return to top