ClockThứ Tư, 20/09/2017 06:47
Lãnh đạo tỉnh đối thoại với thanh niên:

Tập trung giải quyết việc làm cho thanh niên

TTH.VN - “Lãnh đạo tỉnh luôn tin tưởng, đặt kỳ vọng vào tuổi trẻ, mong muốn tuổi trẻ toàn tỉnh mạnh dạn hiến kế để xây dựng quê hương ngày càng phát triển” Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh tại Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 300 đại biểu cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vào tối 19/9, tại Trung tâm văn hóa Thông tin tỉnh.

Tại buổi đối thoại, nhiều cán bộ, ĐVTN đã mạnh dạn đặt câu hỏi, nêu lên tâm tư, nguyện vọng của tuổi trẻ đối với lãnh đạo tỉnh. Các câu hỏi tập trung vào các vấn đề: đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên; đào tạo đại học gắn kết với nhu cầu xã hội; tiếp cận vốn ngân hàng chính sách xã hội; tạo điều kiện cho thanh niên xuất khẩu lao động…

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh (giữa) cùng lãnh đạo một số Sở trong buổi đối thoại

Giải quyết việc làm cho người lao động

Anh Lê Viết Hoàn, Bí thư Thành đoàn Huế nói: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Lao động qua đào tạo đạt 65 – 70%; giải quyết việc làm từ 15.000 – 17.000 lao động/năm. Vậy, mong Chủ tịch UBND tỉnh có thể trao đổi và chia sẻ trong thời gian qua tỉnh thực hiện nhiệm vụ này như thế nào và những kết quả nổi bật đã đạt được?"

Chị Lê Thị Lệ Thủy, đến từ A Lưới băn khoăn: "Trong thời gian qua UBND tỉnh triển khai nhiều chủ trương, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, song ở nhiều địa phương sau khi đào tạo nghề chưa có việc làm nên chưa thu hút được ĐVTN, giải pháp để thu hút ĐVTN đến với các lớp đào tạo nghề là như thế nào?".

Còn đại diện tuổi trẻ Phong Điền, anh Nguyễn Hữu Nghĩa hỏi về những kế hoạch, cách thức hỗ trợ cũng như tạo điều kiện để ĐVTN tham gia xuất khẩu lao động…

Đại diện tuổi trẻ Phong Điền tham gia đặt câu hỏi

Trả lời những câu hỏi này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết, tỉnh đang đẩy mạnh đào tạo nghề, từng bước hiện đại hóa trang bị thiết bị, điều kiện để dạy nghề ở các cơ sở đào tạo. Trong thời gian qua, đội ngũ lao động không ngừng được nâng cao tay nghề, và phần nào đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Năm 2015 có 56% lao động qua đào tạo, năm 2016 số lượng lao động qua đào tạo đạt 58,1%, phấn đấu đến 2020 có 65 % lao động qua đào tạo.

Thời gian tới, UBND tỉnh cũng tập trung nhiều giải pháp như: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp đăng kí thành lập qua mạng, có thể thành lập trong ngay nếu có đủ điều kiện; rút ngắn thời gian, tạo chính sách như vốn, đất đai… thu hút doanh nghiệp “đứng chân” trên địa bàn. Hay kết nối chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo lao động và các doanh nghiệp để lao động đào tạo xong có việc làm ngay.

Về vấn đề hỗ trợ xuất khẩu lao động, UBND tỉnh đã và đang triển khai nhiều kế hoạch, chương trình hỗ trợ cho ĐVTN xuất khẩu lao động như: vốn vay ưu đãi, hỗ trợ chi phí khi làm thủ tục đối với các đối tượng lao động dân tộc thiểu số…

Tuổi trẻ cần chủ động hơn

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc sở Lao Động Thương binh Xã hội cho biết, hàng tháng Sở tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm để kết nối cung cầu lao động. Kêu gọi doanh nghiệp về tuyển dụng nhưng thanh niên địa phương lại chưa mặn mà… Do đó, cần sự phối hợp, tuyên truyền của các cơ sở Đoàn. Bên cạnh đó, Sở cũng đưa ra các giải pháp cụ thể như: Tập trung kết nối các doanh nghiệp, nắm được nhu cầu để đào tạo; đào tạo theo đơn đặt hàng theo kết quả điều tra nhu cầu sử dụng và tập trung nâng cao chất lượng đầu ra.

Ông Tuấn chia sẻ thêm, thanh niên học để khởi nghiệp, nhưng khởi nghiệp cũng phải có đinh hướng rõ ràng. Để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thì trước hết bản thân thanh niên phải trang bị đầy đủ kiến thức, hành trang, chủ động và sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách.

Đại diện ĐVTN trao đổi về vấn đề khởi nghiệp

Những ý kiến, băn khoăn, vướng mắc của ĐVTN đã được lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành trả lời thỏa đáng cùng với lời khích lệ, động viên để thanh niên phát huy sức trẻ và khả năng sáng tạo, dám nghĩ dám làm, phát huy hơn nữa việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng những mô hình kinh tế hiện đại, tạo thu nhập và việc làm cho các bạn trẻ cùng thế hệ với mình.

Tại chương trình nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn hiến kế cho lãnh đạo tỉnh trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển, năng động nhưng không đánh mất giá trị văn hóa như: Tập trung phát triển kinh tế mũi nhọn; phát triển dịch vụ vui chơi giải trí; định vị rõ ràng, chọn chiến lược cho du lịch…

Ngoài những chia sẻ, kỳ vọng đối với thanh niên, lãnh đạo tỉnh cũng nhấn mạnh ĐVTN phải là lực lượng tiên phong, tuyên truyền Nhân dân chung tay xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hóa nông thôn, bảo vệ cảnh quan môi trường…cùng góp sức thay đổi bộ mặt làm nên diện mạo mới cho quê hương.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế

TIN MỚI

Return to top