ClockThứ Hai, 16/08/2021 13:47

Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, thương mại khu vực biên giới

TTH.VN - Sáng 16/8, Bộ Công thương tổ chức hội nghị trực tuyến phát triển kinh tế khu vực biên giới với các địa phương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Vừa bảo vệ biên giới, vừa phòng chống dịch hiệu quả

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19 nên trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, tình hình an ninh, quốc phòng khu vực biên giới được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, tạo nền móng vững chắc cho kinh tế phát triển.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tất cả các địa phương biên giới tăng trưởng dương, hầu hết tăng vượt mức bình quân của cả nước. Có 13/25 tỉnh khu vực biên giới có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (9,3%). Những tỉnh còn lại đều có tốc độ tăng trưởng dương nhưng thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước.

Đến nay, các tỉnh biên giới bước đầu đã hình thành một số hạ tầng quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp và thương mại tại khu vực biên giới bao gồm các cụm công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu. Sản xuất điện năng tăng trưởng, đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng điện cả nước, góp phần củng cố an ninh năng lượng, đảm bảo sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân...

Tại hội nghị, các địa phương đã tham gia ý kiến và chỉ ra các mặt còn tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian đến như: Cơ cấu kinh tế tại khu vực biên giới chậm chuyển dịch, vẫn dựa vào nông nghiệp là chính. Sản xuất công nghiệp tại khu vực biên giới còn hạn chế; thương mại biên giới quy mô nhỏ, mất cân đối. Một số tồn tại khác là độ che phủ điện khu vực biên giới thấp; nguồn vốn đầu tư hạ tầng hạn chế; hạ tầng thương mại biên giới thiếu và yếu; buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn ra phức tạp...

Bộ trưởng Bộ công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ ra một số giải pháp cần tập trung triển khai trong thời gian tới. Cụ thể phải xem quy hoạch tỉnh là căn cứ để bố trí, thu hút đầu tư phát triển; cơ chế, chính sách là đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển khu vực biên giới, kết cấu hạ tầng đi đến đâu thì kinh tế phải phát triển đến đó. Tận dụng tốt quan hệ qua biên giới để thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu, kịp thời nâng cấp và mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới. Nâng cao năng lực thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, cần tập trung thu hút các doanh nghiệp công nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào khu vực biên giới để tạo động lực phát triển kinh tế khu vực biên giới; kiểm soát chặt chẽ thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tạo môi trường lành mạnh cho thương mại biên giới phát triển.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, quan hệ hợp tác hữu nghị nói chung và thương mại biên giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và 02 tỉnh Salavan, Sê Kông (CHDCND Lào) đã có nhiều khởi sắc. Chính quyền địa phương, các ngành, các cấp và nhân dân hai nước có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế ở các khu vực cửa khẩu biên giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp của tỉnh quan tâm xúc tiến thương mại, khảo sát tìm hiểu thị trường Lào. Các mặt hàng đặc sản của địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ, bao bì xi măng, bia,… đã dần tạo được uy tín tại thị trường Lào.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới được hai bên quan tâm, dần được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân và cư dân biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới. Những hoạt động quản lý, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và phương tiện tại các cửa khẩu luôn thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Cơ chế chính sách, văn bản pháp lý cơ bản đã đảm bảo được yêu cầu quản lý, góp phần thuận lợi thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển.

Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Return to top