ClockThứ Năm, 08/03/2018 08:22

Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành Công Thương.

Xây dựng môi trường sản xuất công nghiệp trong lànhChỉ số sản xuất công nghiệp tăng nhẹ trong 8 thángChỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,5%

Thông báo kết luận nêu rõ, trong thời gian tới, ngành Công Thương cần tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa theo chiều sâu; thúc đẩy tái cơ cấu ngành công nghiệp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp; công nghiệp hỗ trợ gắn với các Tập đoàn đa quốc gia; đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động trong công nghiệp; ưu tiên thu hút đầu tư dự án công nghệ cao, có tính cạnh tranh, thân thiện môi trường; thúc đẩy xuất khẩu; giữ vững thị trường trong nước, đặc biệt là kênh phân phối hàng hóa.

Chủ động, sáng tạo trong việc tìm những giá trị gia tăng mới trong ngành Công Thương; xác định lực lượng sản xuất mới của ngành Công Thương không chỉ là các doanh nghiệp nhà nước mà cần phải đẩy mạnh sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã nhằm khơi dậy những tiềm năng đổi mới sáng tạo, tăng cường tính cạnh tranh trong ngành và của nền kinh tế.

Đổi mới phát triển công nghiệp, thương mại trong điều kiện thu xếp vốn còn nhiều khó khăn hiện nay, hướng vào nông nghiệp nông thôn để tăng năng suất lao động của ngành Công Thương và của nền kinh tế nước ta; phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử kể cả ở các khu vực miền núi, xa xôi hẻo lánh.

Ngành Công Thương phải có một tầm nhìn mới, một quyết tâm mới và một chương trình hành động sống động, gắn với thực tiễn và xu thế phát triển để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 đã giao các nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Công Thương cũng như các mục tiêu đối với sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 7,7%, trong đó công nghiệp khoảng 7,3%, xây dựng khoảng 9,2%; bảo đảm cân đối xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8% đến 10% so với năm 2017, kiểm soát nhập siêu dưới 3% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

Triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành công nghiệp

Để góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu nêu trên đối với ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành Công Thương tiếp tục quán triệt, phát huy tinh thần vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và các địa phương trong chỉ đạo điều hành phát triển sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trong năm 2018 cũng như các năm tiếp theo. Bộ Công Thương phải đi đầu và có chương trình hành động cụ thể đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc; xác định phương châm hành động xuyên suốt trong công tác chỉ đạo, điều hành chung của Bộ.

Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong ngành Công Thương; khẩn trương hoàn thiện và triển khai mạnh mẽ Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 theo các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu phải có tầm nhìn dài hạn, kiên quyết tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng suất lao động và sức cạnh tranh; phải phát huy tinh thần cầu thị, học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp nước ta trong bối cảnh mới.

Triển khai nghiên cứu, xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia trong giai đoạn tới, tạo khuôn khổ chính sách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới, sáng tạo và đột phá hướng vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ; lấy doanh nghiệp là trọng tâm của sự đổi mới và phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, bền vững, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao v.v…

Đẩy mạnh hơn nữa sản xuất - kinh doanh, đảm bảo cân đối cung - cầu trong nước; đảm bảo các cân đối vĩ mô trong trung và dài hạn, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, không để tình trạng thiếu điện trong giai đoạn 2019 - 2025, không để thiếu hàng hóa; sản phẩm hàng hóa ngày càng được nâng cao hơn nữa, có nhiều hàng hóa trở thành những thương hiệu mạnh nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu tầng lớp nhân dân.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành Công Thương, nhất là trong hoạt động sản xuất công nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Các cơ quan, đơn vị cần có chương trình hành động cụ thể, gắn việc ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Phát triển mạnh thị trường trong nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành Công Thương tiếp tục tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, hệ thống bán lẻ gắn với tiêu thụ hàng nội địa; tổ chức tốt hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, trước mắt là các đô thị lớn và các vùng trung tâm; có các biện pháp hữu hiệu và tích cực quản lý mạng lưới phân phối trong nước trước xu thế mua bán và sáp nhập của thế giới; tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp để đưa Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thực sự đi vào cuộc sống, được sự ủng hộ của nhân dân gắn với thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường nội địa.

Tích cực ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm và công bố công khai các hành vi gian lận thương mại, vi phạm các quy định về chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh làm mất uy tín sản phẩm của Việt Nam. Chủ động triển khai những giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát hàng rào kỹ thuật, bảo đảm nhu cầu và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với cam kết quốc tế. Như vậy, công tác phát triển thị trường cả ngoài nước và trong nước là nhiệm vụ quan trọng, phải dồn sức tìm thị trường nhất là những thị trường mới mà sản phẩm của Việt Nam có thể tiêu thụ được.

Khẩn trương triển khai việc tổ chức lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường.

Ngành Công Thương cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu để thúc đẩy hơn nữa kim ngạch xuất khẩu. Thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng tốt các cơ hội mới đem lại từ các Hiệp định thương mại tự do. Ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi thương mại điện tử, nhất là cho các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng chống lãng phí; các sở, banh, ngành tại các địa phương phải tích cực vào cuộc, kiên quyết khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” còn tồn tại hiện nay.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top