ClockThứ Năm, 25/06/2020 13:45

Tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt

TTH.VN - Là đề xuất của Bộ Tài chính, cũng như Thừa Thiên Huế tại hội nghị trực tuyến sơ kết và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020 được tổ chức sáng 25/6.

Huy động trái phiếu Chính phủ tăng 5 lầnHướng đến kho bạc điện tửBảo đảm công khai minh bạch, kịp thời chi trả tiền hỗ trợ cho người dân

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết ngày 24/6/2020, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 từ nguồn nước ngoài là 7.427 tỷ đồng, đạt 13,1% so với dự toán được giao. Trong đó, giải ngân của các Bộ, ngành Trung ương: 2.815 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,46% so với dự toán được giao; các địa phương giải ngân 4.611 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 11,98% so với dự toán được giao.

Tại Thừa Thiên Huế, tính đến ngày 15/6, vốn ODA thuộc kế hoạch năm 2020 đã giải ngân được 132 tỷ đồng, đạt 12% kế hoạch, trong đó thanh toán theo cơ chế trong nước đạt 46%; thanh toán theo cơ chế nước ngoài đạt 8%.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải ngân chậm chủ yếu do các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ (đặc biệt là WB) đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án,... nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án ODA.

Sáu tháng đầu năm, nhiều dự án lớn đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án (điều chỉnh chủ trương đầu tư), và điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động, dẫn đến chưa thể lập hồ sơ rút vốn.

Vấn đề giải phóng mặt bằng chậm, năng lực hạn chế của các nhà thầu, chậm giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, quá trình thẩm định của cơ quan cho vay lại đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thường bị kéo dài là nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công

Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị các cơ quan chủ quản khẩn trương rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống TABMIS để có cơ sở giải ngân. Đồng thời, cần lưu ý tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng và các dự án sắp hoàn thành hoặc các dự án sắp hết thời hạn giải ngân. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giải ngân, đề nghị hủy, chuyển dự toán cho dự án khác có tính sẵn sàng hơn.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP

Từ tháng 10/2023, dự báo của Chính phủ mức tăng trưởng GDP năm nay vào khoảng 5%, tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn được đánh giá đó là mức tăng trưởng khá cao so với khu vực.

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tổng số 42 cuộc thanh tra, kiểm tra vừa được Bộ này ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2024 sẽ có 8 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021 - 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020 - 2023 tại 8 tỉnh: Ninh Bình, Lào Cai, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Ninh, Hà Giang và Nam Định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công
Để đầu tư công là động lực đưa Huế "cất cánh"

Năm 2024 là năm có nhiều sức ép để tạo thế và lực thực hiện đề án đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sức mạnh tổng lực từ nhiều phía, đầu tư công phải thực sự là đầu tàu dẫn dắt và kéo tăng trưởng kinh tế cũng như tạo diện mạo mới cho Huế

Để đầu tư công là động lực đưa Huế cất cánh

TIN MỚI

Return to top