ClockThứ Bảy, 11/06/2016 05:28

Tất bật vụ hè thu

TTH - Những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thành khâu làm đất, bước vào gieo cấy lúa hè thu. Ngành nông nghiệp chủ động xác định cơ cấu giống cho từng địa phương, nhằm phòng chống biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng năng suất cây trồng.

Cơ giới hóa từ khâu làm đất

Khó khăn đầu vụ

Ngay sau khi thu hoạch xong vụ đông xuân, nhiều địa phương đã bắt tay triển khai làm đất, gieo cấy vụ hè thu nhằm bảm bảo khung lịch thời vụ. Tại HTX Đông Phước (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền), đến nay cơ bản đã hoàn thành công việc gieo cấy. Ông Ngô Đình Triển, Giám đốc HTX NN Đông Phước cho biết.

Vụ hè thu năm nay HTX đưa vào sản xuất 264 ha lúa với cơ cấu 95% giống TH5, còn lại là Khang Dân, HT1. Ngay từ đầu vụ, dù 2 trạm bơm ven sông Bồ cấp đủ nước cho đồng ruộng nhưng do nắng mưa thất thường làm gốc rạ ướt, không đốt được, nền đất yếu không thể đưa máy cơ giới vào nên một số trà lúa của vụ hè thu triển khai hơi chậm. Thời gian vừa sạ xong gặp trời mưa lớn làm khoảng 7 ha diện tích lúa bị trôi giống hoặc bị chết sau khi nắng trở lại. Chuột đầu vụ hè thu cũng hoành hành, HTX Đông Phước đã trang bị khoảng 15 nghìn bẫy bán nguyệt (bình quân mỗi hộ dân 5 cái), cấp thuốc cho xã viên để diệt chuột, bảo vệ lúa.

Theo ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, năm nay địa phương đưa vào sản xuất 3.955ha, thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 300 ha lúa chưa hoàn thành gieo cấy do chậm trong khâu làm đất, tập trung ở một số địa phương ven đầm phá. Hiện các địa phương đang nỗ lực, khắc phục khó khăn, phấn đấu năng suất ước đạt 62 tạ/ha trong vụ hè thu này”.

Nông dân Quảng Điền chuẩn bị vụ hè thu

Ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy cho biết: “Toàn Hương Thủy đưa vào gieo cấy trên 3.000 ha lúa với cơ cấu giống khoảng 70% Khang Dân, số còn lại TH5, HT1, NA2. Khung lịch thời vụ tại địa phương bắt đầu ngày 25/5 gieo đại trà. Tính đến thời điểm 3/6, công tác gieo sạ trên địa bàn thị xã cơ bản đã hoàn thành”.

Theo ông Chính, vụ hè thu năm nay thuận lợi do chủ động nguồn nước dồi dào từ hồ Tả Trạch, nhưng do khung lịch thời vụ giữa hai mùa vụ khá sát nhau nên cây rạ chưa xử lý hết, gây khó ở khâu làm đất, bà con tốn công nhiều hơn. 

Chủ động ứng phó BĐKH

Từ đầu vụ, Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương tập trung vệ sinh đồng ruộng, huy động máy làm đất để cày lật đất tiêu hủy lúa chét, cỏ dại, làm đất kỹ để hạn chế các mầm mống sâu bệnh sau khi gieo cấy; tổ chức nạo vét, tu bổ kênh mương và rà soát số lượng, chất lượng giống lúa xác nhận, yêu cầu sử dụng giống lúa ngắn, cực ngắn ngày. Gieo cấy vụ hè thu 2016 đảm bảo đúng khung lịch thời vụ, tập trung lúa trổ từ 15-30/7 và thu hoạch trước ngày 5/9 để tránh gặp rủi ro do thời tiết.

Biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến rõ nét, nhất là đối với các địa phương trồng lúa ven đầm phá, vùng thấp trũng. Do vậy, từ đầu vụ Sở NN&PTNT yêu cầu xác định cơ cấu giống cụ thể cho từng địa phương, có phương án chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang các cây trồng khác, góp phần hạn chế ảnh hưởng của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp, năng suất của cây trồng.

Công tác gia cố các tuyến đê chính cũng góp phần phòng, chồng mặn, phèn ở nhiều địa phương. Đơn cử, HTX NN Thuận Hòa (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà), vụ hè thu thường có 10-15 ha lúa bị nhiễm mặn, phèn, tập trung chủ yếu ở xứ đồng Cồn Bàu Hạ và Cồn Bàu Thượng. Ngày từ đầu vụ, HTX đã chủ động đóng các cống ngăn mặn, vận hành trạm bơm Bàu Su, bơm nước từ ruộng ra và chạy trạm bơm Cống Lấp lấy nước ngọt từ sông Hương vào khi đập Thảo Long đóng cống ngăn mặn, để thau chua rửa phèn. Năm 2015, UBND thị xã Hương Trà cũng trích kinh phí hơn 200 triệu đồng gia cố tuyến đê ngăn mặn Thóc Lóc và Bàu Lác ven phá Tam Giang, bảo vệ lúa hè thu. Hoặc HTX Thành Công (xã Quảng Công), hàng năm có từ 20-30 ha lúa vùng ven phá nhiễm mặn. Ngoài chuyển đổi một số diện tích qua nuôi tôm rảo, xã Quảng Công còn đưa vào trồng giống lúa chịu mặn TR145, thích ứng với điều kiện ở khu vực này. Tương tự, các địa phương nằm ven đầm phá, thấp trũng có diện tích bị nhiễm mặn, phèn của huyện như Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng An, Sịa từ đầu vụ tùy cân đối nguồn nước trong hồ đập, trên ruộng mà địa phương chủ động điều tiết các cống trên địa bàn, để “khống chế” diện tích bị nhiễm mặn.

Theo ông Hoàng Vọng, nhằm chủ động phòng chống BĐKH, địa phương năm nay đưa vào cơ cấu giống chủ yếu ngắn ngày. Ngoài các giống ngắn ngày chủ lực như Khang Dân, TH5, ML48, các ngành chuyên môn còn đưa vào khảo nghiệm, phát triển khoảng 22 ha các giống lúa mới như H016, KH1, NA2, Thiên Ưu8, TR145, phù hợp với chất đất, khí hậu của địa phương. Đặc biệt, giống ML48 được thực hiện trên cánh đồng mẫu lớn 35 ha tại HTX Mai Phước (xã Quảng Phước) đang mở ra triển vọng giống ngắn ngày, phù hợp với khung lịch thời vụ hè thu, tránh được mưa bão.

Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top