Thế giới

Tàu ngầm Trung Quốc vô tầm theo dõi tuyệt mật của Mỹ - Nhật

ClockThứ Năm, 10/09/2015 15:00
TTH.VN - Hải quân thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản (MSDF) và hải quân Mỹ đang thử nghiệm một hệ thống phát hiện và theo dõi tàu ngầm ở Thái Bình Dương gần quần đảo Okinawa.
Một tàu ngầm của Trung Quốc ở gần quân cảng Thanh Đảo - Ảnh: wordpress.com
Một tàu ngầm của Trung Quốc ở gần quân cảng Thanh Đảo - Ảnh: wordpress.com

Động thái này nhằm phản ứng lại với các hoạt động trên biển ngày càng cấp tập của Trung Quốc.

Theo The Japan Times ngày 9-9, hệ thống theo dõi âm thanh dưới mặt nước cực kỳ tối tân này, SOSUS, sẽ cho phép Mỹ và Nhật Bản phát hiện ra các tàu ngầm Trung Quốc di chuyển từ Hoàng Hải ra Thái Bình Dương.

Trang tin dẫn các nguồn giấu tên từ Bộ Quốc phòng và MSDF nói đây là lần đầu tiên tin tức về một hệ thống theo dõi nhắm vào Trung Quốc như thế được tiết lộ với báo chí.

Theo nguồn tin từ MSDF, hệ thống này là “tuyệt mật trong hệ thống an ninh Mỹ-Nhật”, cho biết chi tiết của việc triển khai hệ thống do Mỹ thực hiện và chỉ được thông báo với một nhóm rất nhỏ các quan chức cấp cao nhất của Nhật Bản, bao gồm thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng.

Kyodo News cho biết trước đó, Nhật Bản và Mỹ từng thiết lập một hệ thống tương tự, nhưng với các thiết bị đời cũ ở vùng đáy biển thuộc eo biển Tsugaru đông bắc Nhật Bản và eo biển Tsushima tây nam Nhật Bản để theo dõi các tàu ngầm của Liên Xô thời chiến tranh lạnh.

Tờ The Japan Times đưa tin hệ thống SOSUS mới bao gồm hai sợi cáp biển có gắn các thiết bị định vị âm thanh cực nhạy trải dài từ Okinawa tới phía nam đảo Kyushu, và một sợi kia từ Okinawa tới ngoài khơi Đài Loan.

Các thiết bị định vị âm thanh được lắp đặt cách nhau khoảng vài chục km, theo nguồn tin này.

Hệ thống sẽ được điều hành bởi hải quân Mỹ và các sĩ quan MSDF tại Trung tâm quan sát đại dương MSDF ở Okinawa, cũng là nơi Mỹ đóng căn cứ quân sự đa chức năng hải, lục, không quân lớn nhất của nước này ở Nhật Bản.

Các nguồn tin quân sự nói Trung Quốc cũng đã triển khai một hệ thống dưới đáy biển tương tự để theo dõi các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản đi lại trên biển Hoa Đông và Hoàng Hải từ các căn cứ hải quân lớn của họ ở Thanh Đảo và Thượng Hải.

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top