Tên lửa hành trình của Nga rơi trên lãnh thổ Iran?
TTH.VN - Reuters sáng nay (9/10) trích dẫn thông tin từ các quan chức tình báo Mỹ cho hay, 4 tên lửa hành trình của Nga nhắm mục tiêu vào Syria bị rơi trên lãnh thổ Iran, trong khi Nga khẳng định họ đã đánh trúng mục tiêu ở Syria.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về thông tin trên. Tuy nhiên, nếu được xác nhận, vụ tai nạn sẽ là một đòn giáng mạnh vào sức mạnh quân sự Nga về khả năng bắn 26 tên lửa có độ chính xác cao, nhắm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria ở khoảng cách 1.500 km (900 dặm), từ một tàu chiến trên biển Caspian vào hôm 7/10.
![]() |
Các vị trí: Nga bắn tên lửa hành trình, tên lửa được cho là rơi ở Iran và mục tiêu của tên lửa ở Syria (từ phải sang trái). Ảnh: CNN |
Ngay sau khi thông tin về vụ tai nạn xuất hiện trên kênh truyền hình CNN (Mỹ), Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, không có bất kỳ tên lửa nào bị rơi, đồng thời nhấn mạnh tất cả đã đánh trúng mục tiêu.
Do hạm đội Caspi của Liên bang Nga đóng căn cứ trên biển Caspian, các tên lửa hành trình muốn tấn công mục tiêu ở Syria cần phải bay qua lãnh thổ Iraq và Iran. Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố video cho thấy quỹ đạo bay của các tên lửa này.
Việc sử dụng tên lửa hành trình phóng từ khoảng cách lớn là một động thái đang được quan tâm trong chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào khủng hoảng Syria.
Được biết, tên lửa hành trình là loại vũ khí rất được ưa chuộng của quân đội các nước phương Tây, và đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột, nhờ khả năng tiêu diệt chính xác các trung tâm chỉ huy quan trọng, trạm radar, kho đạn dược và các mục tiêu trọng yếu của đối thủ. Chúng thường được sử dụng để đánh phủ đầu, trong trường hợp máy bay ném bom, máy bay chiến đấu gặp nhiều nguy cơ khi không kích các mục tiêu được bảo vệ tốt.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & CNN)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên (20/05)
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ (20/05)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc