ClockThứ Năm, 19/02/2015 00:41

Tết mùi xem tranh dê

TTH - Đến hẹn lại lên, triển lãm tranh dê của họa sĩ Huế lại ra mắt người xem khi Tết Ất Mùi đang về, với nhiều ước mơ gửi gắm.

 

Con dê lịch sự. Ảnh: 

Nguyễn Đình Dàng

Khai mạc vào chiều 11-2 tại 26 Lê Lợi và Art gallery Sông Như (14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ) trong triển lãm mang tính truyền thống, những bức tranh con giáp lại mang đến cho công chúng không khí, cảm xúc rất xuân. Với nhiều dáng dấp và màu sắc, người xem khi đứng trước những bức tranh vẽ về dê cảm thấy tươi tắn và tràn trề sinh lực cho một năm mới.

Ngắm những bức tranh vẽ dê đón xuân Ất Mùi của họa sĩ Huế, hình tượng con vật dân gian đáng yêu này hiện lên sinh động, biểu tượng cho sức sống, sự sinh tồn, phồn thịnh. Mỗi người một cách nghĩ, cảm xúc, qua ngôn ngữ hội họa, các tác giả mang tới cho người yêu nghệ thuật những góc nhìn đa chiều, thấm đẫm triết lý của cuộc sống.
Theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, khi vẽ về hình tượng này, các họa sĩ không chỉ đơn giản là tìm những đặc điểm đặc trưng của con giáp, mà gắn kết nó với các câu chuyện về cuộc sống, tình yêu, qua đó truyền tải những thông điệp nhân văn sâu sắc. Bằng những sáng tạo độc đáo, mới lạ, các tác phẩm đem lại nụ cười hóm hỉnh và ấn tượng bất ngờ cho người xem.
Nguyễn Văn Nguyên khắc họa cảnh hội xuân với trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê. Những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa khiến hình ảnh con dê trở nên sinh động, vui tươi qua trò chơi và lễ hội truyền thống. Không chỉ tái hiện hình ảnh một trò chơi dân gian vui nhộn, bức tranh còn thể hiện khát vọng về một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no.

Dê du xuân. Ảnh: Phạm Anh

 
Qua tạo hình của họa sĩ Phạm Anh, hình tượng con dê hiện lên với vẻ oai phong lẫm liệt giữa núi đồi, đạt đến mức thượng thừa của sự sung mãn để vẫy vùng cùng trời đất, khiến người xem khi nhìn vào đó như thể được truyền sinh lực để vui sống trong hạnh phúc tràn đầy. Con dê nhìn trời đất cao rộng trong tác phẩm của Vũ Duy Tâm lại thể hiện ước muốn về chí tang bồng của con người. Với lối vẽ thủy mặc, Đặng Mậu Triết đã chấm phá hình ảnh những con dê đang trèo lên vách núi cheo leo hướng đến ánh dương. Đó là tinh thần bất khuất vượt lên tất cả những trở ngại để vươn tới đỉnh cao của ước mơ.
Qua góc nhìn của họa sĩ, hình ảnh con dê được nhân cách hóa, lồng ghép trong hình ảnh, tình cảm của con người qua câu chuyện về gia đình và tình yêu, như: dê mẹ che chở cho dê con, những con dê mang bầu, tình vợ chồng của dê đực và dê cái… Với lối chấm bút bằng màu, dê mẹ được Nguyễn Ánh Dương vẽ cách điệu trông như mái nhà, trong lòng nó là những chú dê con xinh xắn. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ánh Dương không chỉ tạo hiệu ứng về màu sắc mà còn truyền cho người xem cảm xúc về một năm mới tràn đầy yêu thương khi diễn tả sự đoàn tụ, sum vầy dưới một mái nhà của mẹ con đàn dê.

 

Dê đỏ. Ảnh: Phan Thanh Bình

 
Nhắc đến hình tượng con dê, người ta thường liên tưởng tới những câu chuyện về tình yêu. Tranh của họa sĩ Nguyễn Thiện Đức là hạnh phúc của cặp tình nhân tồn tại vững bền cùng trời đất. Trong tranh của Phan Thanh Bình, đó là sự mơ tưởng đến chàng hoàng tử của nàng dê.
Bằng chất liệu acrylic, Nguyễn Đình Dàng lại thể hiện con dê bằng ngôn ngữ mảng khối. Sự phân chia rõ ràng giữa những mảng tối - sáng, màu sắc đậm - nhạt khiến người xem liên tưởng đến sự minh bạch.
Dê trong hơn 40 bức tranh được thể hiện ở nhiều tư thế khác nhau, khi suy tư về thời cuộc, khi vươi tươi ngộ nghĩnh, lúc chở che đầy trách nhiệm, khi hạnh phúc chờ đợi dê con ra đời, cũng có những lúc cô đơn…

 

 

Vui đón Tết. Ảnh: Nguyễn Văn Nguyên

 
Được thể hiện qua đường nét phóng khoáng, màu sắc hài hòa, với những bức tranh vẽ dê năm nay, người xem có thể tìm thấy nhiều chi tiết đắc ý để ngẫm nghĩ, kỳ vọng về những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Vì thế, 2 phòng tranh con giáp quen thuộc góp thêm sắc xuân và là điểm thưởng ngoạn thú vị cho người yêu mỹ thuật Cố đô trong dịp Tết Ất Mùi.

 

Trang Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên
Return to top