ClockThứ Tư, 17/06/2020 14:44

Thả hơn 58 ngàn con tôm sú và 2 ngàn con cua giống xuống đầm phá

TTH.VN - Đó là hoạt động nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên vùng đầm phá do Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức vào sáng 17/6.

Thả hơn 100 ngàn con tôm sú và 2 ngàn cua giống xuống đầm pháThả 40 ngàn con tôm sú và 3.000 con cua giống trên phá Tam GiangThêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam GiangHương Trà: Gấp rút thu hoạch thủy sản tránh lũ

Thả thủy sản xuống đầm phá

Theo đó, được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án LUX- VIE/433, Chi cục Thủy sản đã thả hơn 58 con tôm sú giống, kích cỡ 2-3cm và 2.000 con cua giống, kích cỡ 3-5cm. Khu vực thả giống thuộc Khu Bảo vệ NLTS Đá Dầm, xã Lộc Điền và Khu Bảo vệ NLTS Hòn Voi Vũng Đèo, xã Lộc Trì (Phú Lộc).

Hoạt động nhằm bổ sung nguồn giống nhằm tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh trưởng, sinh sản và phát triển cân bằng môi trường hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng. Đây cũng là thông điệp gửi đến toàn thể ngư dân kêu gọi chung tay tuyên truyền, bảo vệ NLTS trên địa bàn tỉnh nói chung và đầm phá Tam Giang- Cầu Hai nói riêng.

Đây là đợt tái tạo thứ 4 trong 4 hoạt động tái tạo NLTS, thả tôm, cua, cá ra các thủy vực biển, đầm phá, nội địa từ đầu năm đến nay.

Hàng năm, Chi cục Thủy sản đã phát động nhiều đợt thả cá, tôm, cua và các giống loài thủy sản vào các thủy vực nhằm thu hút sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng, xã hội có trách nhiệm bảo vệ NLTS nói chung và môi trường thủy sinh nói riêng. Trung bình mỗi năm tái tạo NLTS với số lượng gần 200 ngàn con giống các loại; trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 130 ngàn con, xã hội hóa từ doanh nghiệp, các chương trình/dự án, các tổ chức, cộng đồng ngư dân khoảng 70 ngàn con.

Tin, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá

Chiều 11/12, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Vang tổ chức Hội nghị Huyện ủy lần thứ 16 (khóa XV) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; bàn thông qua nhiều nội dung quan trọng khác. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Nghĩ về một bảo tàng

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng nước lợ tầm cỡ thế giới, rộng nhất Đông Nam Á, có giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh học và bao điều thú vị về lịch sử, văn hóa... Nó được xem như “viên ngọc sinh học quý” mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Cố đô. Với những gì đang hiển hiện, nên chăng cần xây dựng một không gian trưng bày, hay bảo tàng cho hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai?

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Nghĩ về một bảo tàng
Thêm điển tích về đầm phá

Thừa Thiên Huế có nhiều những điển tích, giai thoại gắn liền với vùng đất kinh kỳ. Đi đến đâu, khách du lịch cũng có thể nghe người hướng dẫn viên kể về lịch sử của vùng đất, về tập tục văn hóa, về những điển tích thú vị. Tuy vậy, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lại đang làm khó những người làm du lịch bởi sự thiếu hụt thông tin về những tích xưa.

Thêm điển tích về đầm phá
Tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá

Ngày 28/10, ban chỉ đạo (BCĐ) tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá, dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Chính – HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, Trưởng BCĐ cùng các thành viên và lực lượng xã Vinh Hà đã ra quân hướng dẫn, giúp đỡ người dân tháo dỡ vây ví rọ sáo.

Tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá

TIN MỚI

Return to top