Thế giới

Thách thức của Việt Nam khi trở thành Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc

ClockThứ Sáu, 10/01/2020 22:28
TTH - Từ ngày 1/1/2020, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Đồng thời, Việt Nam cũng bắt đầu đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1/2020. Mặc dù đây chính là minh chứng cho thấy sự phát triển vượt bậc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, song những chức vụ mới, nhiệm vụ mới cũng tạo nên nhiều cơ hội và thách thức mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần chú trọng điều hướng giải quyết, chuyên gia Prashanth Parameswaran cho hay.

Nhật Bản muốn Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc cải cách cơ cấu

Việt Nam bắt đầu đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tháng 1/2020. Ảnh minh họa: Báo Quốc tế

Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Việt Nam đã gia nhập Liên Hiệp quốc (LHQ) vào năm 1977. Kể từ khi Hà Nội trở nên tích cực hơn từ những năm 1990 nhờ vào hàng loạt các cải cách trong nước, Việt Nam đã coi LHQ như một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao đương thời mở rộng của mình. Trong đó, chiến lược ngoại giao chung tìm cách nâng tầm Việt Nam bao gồm thúc đẩy sự tham gia, hội nhập  của đất nước vào thế giới rộng lớn, cũng như thể hiện cam kết của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và các quy tắc, chuẩn mực quốc tế.

Từ ngày đầu năm 2020 này, Việt Nam chính thức khởi động nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc. Trước phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, vị lãnh đạo đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của chức vụ này đối với chính sách ngoại giao Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Được biết, phù hợp với những vấn đề mà đất nước đang quan tâm và coi trọng, Việt Nam đã đặt ra một số vấn đề ưu tiên cho nhiệm vụ chủ tịch của mình bao gồm giữ gìn hòa bình, biến đổi khí hậu và sự phối hợp giữa LHQ và ASEAN... Bên cạnh đó, cũng cần phải nhắc đến cách thức làm việc của Việt Nam với các ủy viên thường trực khác như Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Chuyên gia Prashanth Parameswaran cho biết, 2020 – 2021 sẽ là giai đoạn bận rộn của Việt Nam vì ngoài ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Việt Nam cũng là Chủ tịch luân phiên của ASEAN và chuẩn bị cho Đại hội Đảng năm 2021. Trong đó, Đại hội Đảng được xem là sự kiện quan trọng của chính trị đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải có những điểm nhìn, hướng đi đúng đắn nhất là trong bối cảnh môi trường bên ngoài phức tạp với chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ...

Đặc biệt, khi giữ một ghế trong LHQ có nghĩa Việt Nam sẽ phải quản lý mối quan hệ với các quốc gia khác khi có vấn đề xảy ra. Cụ thể, trong tháng này, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran đã ảnh hưởng trực tiếp đến các sự kiện của HĐBA trong nhiệm kỳ chủ tịch của Việt Nam. Được xem là thách thức trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình, trước những động thái của các nước, Việt Nam phải thật chuẩn xác khi hành động.

Đương nhiên, việc quản lý, giải quyết những thách thức trong chính sách đối ngoại này chắc chắn không phải là một vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam, nhất là khi đất nước đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho chức vụ chủ tịch từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, chuyên gia Parameswaran vẫn cho rằng việc trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc lần này sẽ là cơ hội kiểm tra năng lực của Việt Nam trong công tác quản lý cả cơ hội và thách thức. Đây được xem là những yếu tố quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển của chính sách ngoại giao Việt Nam, cũng như cách tiếp cận đến khu vực và thế giới của đất nước.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Diplomat)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top