Thế giới Thế giới
Thách thức đối với các nhà phân phối vắc-xin COVID-19 châu Á
TTH.VN - Tạp chí The ASEAN Post ngày hôm nay (24/1) có bài viết cho hay, các chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 dự kiến sẽ được đẩy mạnh tại khu vực châu Á trong những tháng tới, và các nhà phân phối sẽ phải đối mặt với một cuộc thử nghiệm lớn.
Bảo quản chuỗi cung ứng lạnh đối với vắc-xin ngừa COVID-19 là điều vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Từ việc bảo quản lạnh vắc-xin ngừa COVID-19 trong nhiệt độ nhiệt đới đến việc đảm bảo chúng tiếp cận được những hòn đảo xa xôi; một nhà phân phối vắc-xin hàng đầu đang chuẩn bị cho những thách thức lớn trong việc vận chuyển các mũi tiêm trên khắp châu Á.
Một trong những nhà phân phối lớn nhất châu Á là Công ty Dược phẩm Zuellig Pharma, công ty này có khoảng 85 nhà kho trên toàn khu vực, có thể bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ cực lạnh, và mạng lưới phân phối phát triển tốt.
Điều hết sức quan trọng là việc "bảo quản chuỗi cung ứng lạnh", đảm bảo vắc-xin được giữ ở nhiệt độ thấp trong quá trình sản xuất, vận chuyển ra nước ngoài, bảo quản trong các nhà kho và gửi đến các bệnh viện, cũng như văn phòng bác sĩ.
Ông Tom Vanmolkot, Phó Giám đốc Điều hành về phân phối và dịch vụ khách hàng của Zuellig Pharma giải thích: “Bảo quản chuỗi cung ứng lạnh đối với vắc-xin là điều vô cùng quan trọng, đầu tiên và trên hết đối với sự an toàn của các bệnh nhân”.
Điều này đặc biệt phức tạp ở một số quốc gia như Philippines, Indonesia và Campuchia, nơi nhiệt độ thường tăng cao trên 30 độ C. Trong khi đó, vắc-xin của hãng Pfizer-BioNTech cần được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C, và một khi rã đông để sử dụng có thể giữ ở nhiệt độ từ 2-8 độ C trong 5 ngày. Ngoài ra, vắc-xin của công ty Mỹ Moderna được bảo quản ở âm 20 độ C, vắc-xin của công ty Trung Quốc Sinovac được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.
Thách thức lớn nhất
Zuellig Pharma đã phát triển các hộp đặc biệt để vận chuyển và bảo quản lạnh vắc-xin, trong đó có các thiết bị ghi lại nhiệt độ và đảm bảo "chuỗi cung ứng lạnh" không bị đứt quãng. Công ty này cũng có các đội xe phụ trách việc vận chuyển, và đang làm việc với các Chính phủ để đảm bảo vắc-xin ngừa COVID-19 đến đích đúng giờ.
Tuy nhiên, vị trí địa lý của một số quốc gia, chẳng hạn như Indonesia và Philippines, là những quốc gia quần đảo rộng lớn, có thể khiến việc phân phối các mũi tiêm trở nên khó khăn, trong khi đảm bảo chúng vẫn duy trì tính hiệu quả.
Hai quốc gia này có "hàng nghìn hòn đảo, chúng tôi cần đảm bảo vắc-xin cũng được đưa đến những hòn đảo đó", ông Tom Vanmolkot lưu ý.
Quản lý vắc-xin ngừa COVID-19 là thách thức lớn nhất của công ty Zuellig Pharma cho đến nay, bởi khối lượng liều vắc-xin cần thiết và thời gian của đại dịch. Việc phân phối vắc-xin cúm hàng năm cũng liên quan đến việc vận chuyển một số lượng lớn các mũi tiêm trong một khoảng thời gian ngắn; nhưng điều này chỉ thường mất vài tuần, trong khi việc phân phối các mũi tiêm COVID-19 sẽ mất vài tháng, Phó Giám đốc Điều hành tại Zuellig Pharma nói thêm.
Bên cạnh đó, một trong những thách thức trước mắt mà Zuellig Pharma phải đối mặt là sự không chắc chắn. Họ không biết những mũi tiêm nào sẽ được phê duyệt ở những nơi khác nhau, cũng như khi nào chúng sẽ được đưa đến và với số lượng bao nhiêu.
Thanh Ngân (Lược dịch từ The ASEAN Post)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia