ClockThứ Sáu, 25/11/2016 06:17

Thái Lan: Mở rộng đô thị đe doạ di sản thế giới Ayutthaya

TTH.VN - Tăng cường mở rộng đô thị và các vấn đề về quản lý nước đang đe dọa những nỗ lực bảo tồn tại thành phố cổ xưa Ayutthaya của Thái Lan, các chuyên gia nhận định.

Người Thái phẫn nộ chuyện nhốt chim trong túi nilon bán phóng sinhChao Phraya làm được, sông Hương chẳng lẽ thua?

Ayutthaya  là di sản thế giới của UNESCO. Ảnh: Reuters                             

Ayutthaya - di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 80 km về phía bắc, từng là một trong những thành phố giàu có nhất thế giới và là một thương cảng lớn từ thế kỷ 14 đến thế kỷ thứ 18.

Ngày nay, thành phố thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới - những người đến để chiêm ngưỡng các di tích và tượng Phật bằng đá ở Ayutthaya, nơi từng là kinh đô cổ của Thái Lan, sau đó được gọi là Xiêm.

Tuy nhiên, quy hoạch đô thị nghèo nàn và những tác động về vấn đề quản lý dòng nước ở các khu vực trũng thấp đang đặt ra mối đe dọa đến di tích lịch sử này, ông Montira Horayangura Unakul - Chuyên viên Văn hóa Văn phòng UNESCO tại Thái Lan cho biết.

"Một nửa hòn đảo được bảo vệ như một di tích lịch sử và cũng là khu vực di sản thế giới, trong khi nửa phía Đông là nơi có rất nhiều sự phát triển hiện đại diễn ra", ông Montira nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Quá trình phát triển đô thị nhanh chóng đã và đang làm gia tăng lo ngại về khả năng bảo vệ khu vực này chống lại lũ lụt.

Năm 2011, lũ lụt đã tàn phá đất nước này nghiêm trọng, làm thiệt mạng hơn 900 người và gây tổn thất hàng tỷ USD, nhấn chìm Ayutthaya. Hàng chục ngôi chùa bị ngập trong nhiều tuần, mặc dù hầu hết không thiệt hại gì nhiều.

"Khi nước rút, có vẻ như không có quá nhiều thiệt hại", ông Montira nói. "Tuy nhiên, sau đó chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tác động để lại, ví dụ như với các bức bích hoạ".

Việc thiếu kiến ​​thức về những vật liệu truyền thống được sử dụng ở các khu vực là một vấn đề đáng lo ngại khác của Ayutthaya và các di sản khác, bao gồm cả khu phức hợp đền Angkor Wat ở nước láng giềng Campuchia.

"Vấn đề mà chúng tôi đang cố gắng để giải quyết hiện nay là tìm hiểu những chất liệu cổ được sử dụng ở Ayutthaya là gì và thành phần của chúng", ông Montira cho biết.

Tháng trước, Thái Lan đã phối hợp với UNESCO tổ chức một hội nghị quốc tế để thảo luận về việc bảo tồn các công trình bằng gạch tại khu di tản này.

Một số hình ảnh cho thấy sự hư hại ở di sản Ayutthaya:

Ảnh: Reuters

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Bangkokpost)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top