Thế giới

Thái Lan "nối gót" một số nước châu Á mua thuốc kháng virus COVID-19 của hãng dược Merck

ClockThứ Ba, 05/10/2021 10:06
TTH.VN - Theo thông tin mới trên trang CNA, chính phủ Thái Lan đang đàm phán với hãng dược Merck & Co của Mỹ để mua 200.000 liệu trình thuốc kháng virus thử nghiệm điều trị COVID-19. Sự kiện đánh dấu Thái Lan là quốc gia châu Á mới nhất tham gia vào cuộc chiến giành nguồn cung thuốc sau khi tụt hậu hơn so với các nước phương Tây về vaccine.

Nhật Bản cấp phép thuốc điều trị COVID-19 dạng uống vào cuối năm nayWHO theo dõi biến thể mới, nghiên cứu nọc rắn làm thuốc trị COVID-19Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biếnThế giới sẽ quay lại quỹ đạo bình thường trong 1 năm nữaĐại dịch sẽ kết thúc trong 1 năm tớiVượt quá dịch cúm năm 1918, COVID-19 là đại dịch gây tử vong nhiều nhất ở Mỹ

Thái Lan và các nước vẫn đang nỗ lực chiến đấu với đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: Ridgeback Biotherapeutics/Tuổi trẻ Online

Somsak Akksilp, Tổng giám đốc Bộ Dịch vụ Y tế (DMS) của Thái Lan trả lời phóng viên báo Reuters rằng nước này đang làm việc với hãng theo thỏa thuận mua thuốc kháng virus, được gọi là molnupiravir.

Bên cạnh Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan cho biết, các nước này cũng đang đàm phán để mua phương pháp điều trị COVID-19 tiềm năng. Trong khi đó, Philippines - quốc gia đang thử nghiệm loại thuốc này bày tỏ hi vọng thử nghiệm trong nước sẽ cho phép họ đạt được hiệu quả điều trị tốt.

Việc gấp rút đặt mua thuốc molnupiravir được thực hiện sau khi dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng vừa công bố cho thấy thuốc có khả năng hỗ trợ làm giảm khoảng 50% nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn, hoặc tử vong cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.

Được biết, thuốc molnupiravir, được nghiên cứu và sản xuất để đưa các lỗi vào mã di truyền của virus sẽ là loại thuốc kháng virus đường uống đầu tiên để trị COVID-19.

Hiện, nhiều quốc gia châu Á muốn chốt nguồn cung sớm sau khi hứng chịu những ảnh hưởng từ nguồn cung khan hiếm trong đợt triển khai tiêm chủng vaccine trong năm nay.

Đối với Thái Lan, sau khi đàm phán với hãng dược Merck & Co, những viên thuốc này sẽ đến tay người bệnh sớm nhất là vào tháng 12, mặc dù thỏa thuận này cần được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và cơ quan quản lý Thái Lan phê duyệt.

Trong một thông tin có liên quan, hãng dược Merck kỳ vọng sẽ sản xuất 10 triệu liệu trình điều trị vào cuối năm 2021. Công ty cũng có hợp đồng với Mỹ để cung cấp 1,7 triệu liệu trình molnupiravir với giá 700 USD/ liệu trình.

Kế hoạch của công ty này là định giá theo từng cấp dựa trên tiêu chí thu nhập của từng quốc gia.

Ở Philippines, Thứ trưởng Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire trả lời trong buổi họp báo thường kỳ vào đầu tuần qua rằng: “Chúng ta có thể tiếp cận nhiều hơn với loại thuốc này bởi chúng ta có đối tác thử nghiệm lâm sàng”.

Cùng lúc, người phát ngôn cho Ủy ban Châu Âu cho biết, Brussels có thể khởi động một thỏa thuận mua liệu pháp chữa COVID-19 cho khối, một chiến lược tương tự được sử dụng để mua vaccine COVID-19, song không nhắc đến thông tin cụ thể nào về thuốc của hãng dược Merck.

Chính quyền Đức cho biết nước này cũng đang giám sát sự phát triển của các liệu pháp mới và hiện vẫn đang từ chối bình luận rằng nước này có mua thuốc kháng virus COVID-19 của Merck hay không.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Return to top