Thế giới

Thái Lan sẵn sàng đảm nhận vai trò chủ nhà APEC 2022

ClockThứ Bảy, 13/11/2021 12:24
TTH.VN - Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến tại New Zealand, Thủ tướng nước này là bà Jacinda Ardern đã nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên xích lại gần nhau hơn và đạt được các mục tiêu với chủ đề “Cùng phối hợp, cùng hành động, cùng tăng trưởng”.

OECD: Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến,​​ nhưng không đồng đềuBa đề xuất của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các CEO hàng đầu APECThương mại tự do là chìa khóa để phục hồi sau đại dịch COVID-19APEC 2021: Thảo luận kế hoạch thúc đẩy Tầm nhìn APEC 2040Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tế

 Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha trong một phát biểu. Ảnh minh họa: Bangkok Post/Vietnam+

Trong đó, nữ Thủ tướng Jacinda Ardern chủ trì cuộc họp của các nhà lãnh đạo để đưa ra tầm nhìn chiến lược và định hướng cho sự hợp tác trong tương lai.

Đương nhiên, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng Wellington đã thành công trong việc tăng cường hơn nữa cam kết của các thành viên về giải quyết khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng sức khỏe hiện nay để đảm bảo khả năng phục hồi và sự bền vững của khu vực.

Bên cạnh đó, chủ nhà APEC 2021 cũng thúc đẩy các chính sách kinh tế và thương mại dựa trên những chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan hướng tới phục hồi bền vững, toàn diện và kết nối kỹ thuật số.

Vào ngày 12/11, trọng trách chủ nhà APEC tiếp theo được chuyển lên vai Thái Lan, đánh dấu một thời đại phi thường khác đối với quan hệ ngoại giao của xứ sở Chùa Vàng.

Được biết, khi đảm nhận vai trò chủ nhà của các hội nghị tầm cỡ quốc tế hoặc bất cứ sự kiện tầm cỡ nào, Thái Lan đều nỗ lực thể hiện mình một cách tốt nhất. Đơn cử, khi Thái Lan đăng cai tổ chức Hội nghị Á – Âu đầu tiên vào năm 1995, nhiều khu vực ở Bangkok đã chuyển mình thành “những thiên đường nhỏ” với lối trang trí hiện đại. Chỉ qua một đêm, khu ổ chuột Klong Toey được bao phủ bởi các hàng rào cao lớn từ cây và hoa...

Khi Thái Lan là chủ tịch APEC 2003, lịch sử đã được làm nên với các cuộc họp được tổ chức tại nước này. Được thể hiện với đúng phong cách Thái Lan, chính phủ, người dân và các sự kiện liên quan được đánh giá cao về sự hiếu khách.

Tuy nhiên, hiện nay, môi trường kinh tế đã khác khi nền kinh tế khu vực và thế giới đã và đang chịu nhiều tổn thất từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu. Những thành tựu đáng nhớ trong khoảng thời gian này sẽ không phải là về sự hào nhoáng và thú vị, mà đó sẽ là những biện pháp thực sự, những biện pháp hiệu quả giúp cứu sống và cải thiện sinh kế, cùng lúc đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau.

Trong năm tới, chính quyền Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha muốn tận dụng cơ hội này để tạo ra một chương mới trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan trong thế giới hậu COVID-19 một cách bền vững và công bằng. Liệu ông có đạt được mục tiêu này hay không, tất cả sẽ phụ thuộc vào 3 nguyên tắc chỉ đạo “Rộng mở, Kết nối, Cân bằng” – chủ đề của chức vụ chủ tịch của Thái Lan trong 365 ngày tới, khi nước này vẫn nỗ lực theo chân những thành quả của chủ nhà kỳ trước.

Được biết, Thái Lan đã mất gần 18 tháng tiến hành tham vấn và thảo luận với các quan chức từ nhiều bộ và khu vực để vạch ra con đường cho tương lai. Với 21 nền kinh tế, APEC chiếm một nửa thương mại toàn cầu và 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bao phủ 3 tỷ dân.

Lý giải về 3 nguyên tắc “Rộng mở, Kết nối, Cân bằng”,  nguyên tắc “Rộng mở” đầu tiên có nghĩa là mở cửa chào đón mọi cơ hội và như vậy, các quốc gia thành viên APEC nên cởi mở với các hiệp định thương mại tự do, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.

Nguyên tắc “Kết nối” có phạm vi khá rộng và Thái Lan coi sự kết nối của cả ba yếu tố thời gian, không gian và con người như một phương tiện thúc đẩy phục hồi kinh tế cho khu vực, cũng như phần còn lại của thế giới thông qua những cách thức bền vững.

Nguyên tắc thứ ba, nguyên tắc “Cân bằng”. Về vấn đề này, Thái Lan tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển cân bằng theo hướng bao trùm, toàn diện.

Ba nguyên tắc trên cũng liên quan đến mô hình kinh tế mới của Thái Lan, được gọi là Nền kinh tế sinh học – tuần hoàn – xanh, hay được gọi tắt là BCG. Chính phủ Prayut sẽ sử dụng chiến lược này để tăng tốc phát triển kinh tế và xã hội. Mô hình kinh tế BCG tích hợp kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh.

Theo trang chủ BCG, nền kinh tế mới này có 4 cách tiếp cận, với cách tiếp cận đầu tiên có mục tiêu là nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm bằng cách áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra những đổi mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Cách tiếp cận thứ hai là xây dựng công nghệ và nguồn nhân lực trong nghiên cứu và phát triển y tế, dược phẩm.

Cách tiếp cận thứ ba liên quan đến việc nâng cấp và thúc đẩy khả năng cạnh tranh bền vững của các ngành BCG của Thái Lan với kiến thức, công nghệ và đổi mới liên quan đến sản xuất xanh.

Cách tiếp cận thứ tư là tập trung vào việc xây dựng khả năng chống chịu với những thay đổi toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top