Thế giới Thế giới
Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại
Theo kế hoạch, khách du lịch nước ngoài sẽ cách ly tại phòng của họ trong 3 ngày đầu tiên và sau đó được xét nghiệm COVID-19 tại khách sạn của họ.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 16/8/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan ngày 4/3 đã công bố kế hoạch "khu vực cách ly" để mở cửa quốc gia Đông Nam Á này cho khách du lịch nước ngoài từ tháng tới.
Truyền thông sở tại đưa tin, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Phiphat Ratchakitprakarn tiết lộ chi tiết về kế hoạch nói trên sau cuộc họp với Bộ Y tế và 216 nhà điều hành du lịch.
Kế hoạch sẽ được thực hiện thí điểm tại 5 tỉnh được du khách nước ngoài ưa chuộng là Chiang Mai, Phuket, Krabi, Surat Thani (Koh Samui, Koh Pha-ngan) và Chon Buri (Pattaya).
Theo kế hoạch, khách du lịch nước ngoài sẽ cách ly tại phòng của họ trong 3 ngày đầu tiên và sau đó được xét nghiệm COVID-19 tại khách sạn của họ.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, họ sẽ được quyền đi lại trong toàn bộ khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng cho đến khi kết thúc đợt cách ly 14 ngày.
Sau 14 ngày, khách du lịch sẽ được xét nghiệm lại và sẽ được phép ra khỏi khu vực cách ly nếu không bị nhiễm bệnh.
Kế hoạch này sẽ được thực hiện thông qua 29 công ty du lịch do Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) giám sát.
Ngành du lịch của Thái Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Thái Lan đón 39,9 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm 2019 và ghi nhận mức chi tiêu của khách du lịch vào khoảng 1.910 tỷ baht (khoảng 63 tỷ USD), tương đương gần 11,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Tuy nhiên trong năm 2020, Thái Lan chỉ đón được 6,7 triệu lượt du khách nước ngoài và con số này dự kiến sẽ giảm xuống mức 5 triệu lượt trong năm 2021 với mức chi tiêu chỉ còn 260 tỷ baht.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, nước này ngày 4/3 ghi nhận thêm 54 ca mắc mới (gồm 44 ca lây nhiễm cộng đồng và 10 ca ngoại nhập) và 1 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca mắc từ trước tới nay lên 26.162 và tổng số người chết vì bệnh dịch này lên 85./.
Theo Vietnam+
- Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư (25/03)
- Chương mới cho khu vực Mekong (25/03)
- Anh và Liên minh châu Âu chính thức ký thực thi Khuôn khổ Windsor (25/03)
- WHO tăng cường sáng kiến chống lại bệnh lao (24/03)
- Liên minh châu Âu nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện (24/03)
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới (24/03)
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu (24/03)
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
-
Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư
- Chương mới cho khu vực Mekong
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
-
Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- Ổn định kinh tế bị đe dọa bởi tình trạng thiếu hụt lượng mưa