Thế giới Thế giới
Thái Lan thúc đẩy thỏa thuận RCEP trong năm 2019
TTH.VN - Giữa lúc Mỹ và Trung Quốc đã và đang dựng nên rất nhiều rào cản thương mại, chiến lược của Thái Lan về đối phó với căng thẳng thương mại được thiết lập nhằm mục tiêu tiến lên theo hướng ngược lại và thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy xuất khẩu.
- » Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ sớm được ký kết
- » Các nước trong Hiệp định RCEP sẽ ký thỏa thuận thương mại điện tử vào tháng 11
- » Nhiều kỳ vọng ở Thượng đỉnh ASEAN
- » ASEAN cam kết tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới vào năm 2019
- » RCEP mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ảnh minh họa: Nikkei Asia News
Với tư cách là chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thái Lan sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay nhằm đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Tờ ANN News dẫn lời bà Auramon Supthaweethum, Vụ trưởng Vụ Thương lượng thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, Thái Lan sẽ được hưởng lợi từ cả xuất khẩu và đầu tư từ hiệp định RCEP, qua đó cho phép xuất khẩu nước này đạt mục tiêu tăng trưởng 8% đã được Bộ Thương mại đề ra cho năm nay.
Được biết, Trung Quốc và Mỹ lần lượt đều là những đối tác thương mại lớn nhất và lớn thứ ba của Thái Lan. Do đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra chắc chắn sẽ gây nên những tác động tương đối đáng kể đối với xuất khẩu của đất nước, nhất là khi xuất khẩu chiếm đến 70% GDP quốc gia.
Giữa lúc Mỹ và Trung Quốc đã và đang dựng nên rất nhiều rào cản thương mại, chiến lược của Thái Lan về đối phó với căng thẳng thương mại được thiết lập nhằm mục tiêu tiến lên theo hướng ngược lại và thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy xuất khẩu.
Nếu các cuộc đàm phán thành công, RCEP sẽ là hiệp định thương mại đa phương lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 quốc gia ASEAN.
Theo Vụ trưởng Auramon Supthaweethum, tổng sản phẩm quốc nội của các thành viên RCEP chiếm khoảng 28% GDP toàn cầu, với giá trị tương ứng 30% giá trị thương mại thế giới. Trong năm nay, dự tính sẽ có tổng cộng 8 vòng đàm phán RCEP, với ít nhất 4 cuộc họp của Ủy ban đàm phán thương mại (TNC) giữa các thành viên RCEP tiềm năng.
Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)
- Đông Nam Á: Hơn 30 triệu việc làm có thể được tạo ra từ phục hồi xanh (06/07)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch