ClockThứ Hai, 03/09/2018 07:12

Thái Lan và các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

TTH.VN - Mặc dù Thái Lan đã đạt được những tiến bộ ấn tượng về giảm phát thải khí nhà kính, nhưng nước này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và khoảng cách thực hiện trên quy mô toàn cầu vẫn còn rất lớn. Những sự kiện này càng trở nên đáng quan tâm hơn khi Bangkok chuẩn bị tổ chức hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trong tuần này.

WB: Thái Lan cần tạo nhiều việc làm và bảo vệ môi trường

Một trận lụt ở Bangkok. Ảnh: Sipri

Từ hôm nay (3/9) đến 9/9, hội nghị sẽ bao gồm các phiên họp của ba tổ chức con của UNFCCC - Cơ quan phụ trách thực hiện, Cơ quan hỗ trợ tư vấn khoa học và công nghệ và Nhóm làm việc Ad Hoc về Hiệp định Paris. Hội nghị diễn ra tại Trung tâm Hội nghị LHQ ở Bangkok, nhằm mục đích tạo điều kiện hoàn thành kịp thời chương trình làm việc theo Thỏa thuận Paris.

Thái Lan đạt bước tiến lớn

Các chuyên gia về biến đổi khí hậu và các cơ quan liên quan ở Thái Lan xem hội nghị như là một nền tảng quan trọng để thảo luận về vấn đề khử cacbon và đàm phán về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (GHG) nhằm ổn định nhiệt độ toàn cầu.

Tổ chức quản lý khí nhà kính Thái Lan (TGO) tiết lộ rằng trong 2 năm qua, quốc gia này đã có những bước tiến lớn trong các mục tiêu giảm GHG. Chỉ năm ngoái, Thái Lan đã vượt xa mục tiêu giảm 25,5 triệu tấn CO2 khi giảm đến hơn 40,14 triệu tấn CO2 trong các lĩnh vực năng lượng và hậu cần.

Theo cam kết với Hiệp định Paris, Thái Lan dự kiến ​​sẽ giảm phát thải khí nhà kính từ 20 đến 25% vào năm 2030, tương đương với 110 đến 140 triệu tấn CO2.

TGO cho biết, theo đánh giá của Thái Lan về kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, nước này có thể đạt được cam kết của Hiệp định Paris vào năm 2030. Theo lộ trình giảm nhẹ khí nhà kính của Thái Lan giai đoạn 2021-2020, lượng phát thải khí nhà kính có thể giảm tới 115 tấn CO2, tương đương khoảng 20% mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào khác.

Dữ liệu từ Văn phòng Chính sách và Quy hoạch Năng lượng cho thấy, tốc độ phát thải của Thái Lan tăng chậm hơn trong vài năm qua và lần đầu tiên kể từ năm 1998, tỷ lệ phát thải khí nhà kính hàng năm trong năm 2017 đã giảm hơn so với năm trước đó. Tuy nhiên, TGO cũng chỉ ra rằng, Thái Lan vẫn còn nhiều thách thức để vượt qua trước khi có thể trở thành một nước carbon thấp và đạt được nhiều mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tiến bộ hơn. Các vấn đề mà quốc gia này phải đối mặt là sự tham gia hạn chế của tất cả các bên liên quan, thiếu thông tin phát thải khí nhà kính toàn diện, và quan trọng nhất là thiếu hiểu biết và ý thức cộng đồng.

Cần nỗ lực của nhiều quốc gia

Trong khi đó, ông Tara Buakamsri - giám đốc quốc gia của tổ chức Hòa bình Xanh Đông Nam Á, cho biết, một vấn đề đáng quan tâm khác là cam kết của các nước còn lại đối với Hiệp định Paris. Họ chỉ góp phần giảm được 1/3 lượng phát thải khí nhà kính để có thể hướng tới mục tiêu kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ông Tara cho biết: “Có 125 quốc gia đã phê chuẩn Hiệp định Paris và cam kết các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi quốc gia ở mỗi nước, tương đương với 81,36% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Tuy nhiên, dựa trên những tính toán về cam kết giảm khí nhà kính ở tất cả các bên ký kết Hiệp định Paris, có thể thấy rằng vẫn còn một khoảng cách rất lớn trong việc thực hiện để ngăn chặn nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C."

Do đó, ông cho biết hội nghị về biến đổi khí hậu ở Bangkok sẽ là một bước quan trọng để cộng đồng toàn cầu hợp tác với nhau trong nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách thực hiện này trong các các nước tham gia Hiệp định Paris đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực, từ đó tìm ra các phương pháp khử cacbon hiệu quả hơn.

"Hội nghị này sẽ là diễn đàn cho các tổ chức môi trường đa phương nhằm cải thiện các công cụ giảm thiểu biến đổi khí hậu và chuẩn bị các vấn đề cho Hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP24) sắp diễn ra tại Ba Lan vào tháng 12 này", ông nói.

“Các cuộc đàm phán trong COP24 sẽ là bước ngoặt tiếp theo để thế giới tránh được hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu, bởi vì khi cộng đồng toàn cầu có thể theo đuổi các cam kết giảm khí nhà kính đầy tham vọng, chúng ta mới có cơ hội ổn định nhiệt độ toàn cầu. Nếu không, chúng ta sẽ đặt tương lai của các thế hệ tiếp theo và các hệ sinh thái của thế giới vào mối nguy hiểm lớn”, báo cáo thứ ba trong loạt bài về biến đổi khí hậu nêu rõ

Tố Quyên (Lược dịch từ The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top