Thế giới Thế giới
Thái Lan: Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu không carbon
TTH.VN - Các cơ quan năng lượng và Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) đang soạn thảo một Bản thiết kế Năng lượng Tổng hợp của Thái Lan (TIEB) nhằm thiết lập mục tiêu không phát thải khí carbon để đáp ứng với xu hướng ngày càng tăng của năng lượng tái tạo và xe điện (EV).
- » Thái Lan: COVID-19 làm Chiang Mai thiệt hại 100 tỷ baht doanh thu du lịch
- » Những thành phố làm việc quá sức nhất ở ASEAN
- » Thái Lan: Ngành du lịch được dự báo cần 4 năm để hồi phục sau COVID-19
- » Thái Lan dự định tăng thời gian miễn thị thực cho người nước ngoài
- » RCEP: Tăng cường lợi ích thương mại châu Á - Thái Bình Dương
Cùng với nhiều quốc gia khác, Thái Lan xây dựng bản thiết kế để đạt mục tiêu đưa phát thải khí carbon về 0 dự kiến vào năm 2050. Ảnh minh họa: TTXVN
Bản thiết kế này dựa trên Kế hoạch Phát triển Điện lực năm 2018 và Kế hoạch Dầu khí, Kế hoạch Khí đốt, Kế hoạch Phát triển Năng lượng Thay thế và Kế hoạch Tiết kiệm Năng lượng của vương quốc này, và tất cả đều được phát hành từ năm 2018.
Ông Kulit Sombasiri, Thư ký Thường trực phụ trách năng lượng, cho biết thời hạn để đạt được các mục tiêu TIEB vẫn chưa được xác định, nhưng nó sẽ không quá khác biệt so với các mục tiêu tương tự được đặt ra ở Mỹ và EU, với mục tiêu không phát thải vào năm 2050, trước Trung Quốc 10 năm. “Trước khi chúng tôi xác định một thời điểm, một kế hoạch dài hạn và danh sách các hành động phải được thiết lập rõ ràng.”
TIEB đặt mục tiêu bao gồm các tác động đối với các nhà máy lọc dầu và chuỗi cung ứng động cơ đốt trong (ICE) một khi đạt được tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và kinh doanh xe điện.
Các quan chức có kế hoạch xem xét các yếu tố khác, bao gồm tăng dự trữ công suất phát điện vượt quá 40% tổng công suất, phát triển hệ thống tàu điện và tàu cao tốc, cạn kiệt khí tự nhiên nội địa và phát triển viễn thông 5G.
Ông Kulit hy vọng các quan chức năng lượng và FTI sẽ hoàn thành quá trình soạn thảo bản thiết kế này trước tháng 4 năm 2021.
Ông Danucha Pitchayanan - Tổng Thư ký của Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, cho biết các cơ quan quản lý năng lượng nên chuẩn bị cho sự xuất hiện của các hệ thống lưu trữ năng lượng từ các nguồn tài nguyên tái tạo. Mô hình kinh doanh năng lượng trong tương lai sẽ hướng tới hoạt động sản xuất điện độc lập của các doanh nghiệp và hộ gia đình, với chi phí đầu tư của các cơ sở này - một yếu tố chính để mua bán điện giữa các doanh nghiệp và hộ gia đình - hiện nay có giá gần như cạnh tranh với chi phí phát triển lưới điện nhà nước sử dụng nhiên liệu hóa thạch. “Khu vực tư nhân sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này và không thể tránh khỏi thương mại năng lượng ngang hàng.”
Trong khi đó, ông Sompote Ahunai - Phó Chủ tịch Viện Năng lượng Công nghiệp của FTI, cho biết FTI ước tính nếu tất cả 20 triệu xe ICE ở Thái Lan được thành EV, nước này sẽ tiết kiệm được tới 100 tỷ baht mỗi năm từ chi tiêu nhập khẩu dầu thô và tinh chế.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Bangkok Post)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN (19/05)
- Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu (19/05)
- Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại Singapore (19/05)
- Indonesia chưa xác định được mối liên hệ giữa bệnh viêm gan bí ẩn với COVID-19 (19/05)
- Quan hệ thân thiện gắn kết Trung Quốc – ASEAN là nền tảng cho tương lai thịnh vượng (19/05)
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài (18/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Dự án triệu đô của CUD Vĩnh Yên
- Dự án MerryLand Quy Nhơn Hưng Thịnh
- Nội thất phong cách châu âu Hùng Túy
- Xem tin mới nhất hôm nay