ClockThứ Sáu, 03/12/2021 14:50

Thầm lặng trên đường biên

TTH - Khi màn đêm buông xuống, những lớp sương mù dày đặc phủ kín khắp núi rừng, dấu chân các chiến sĩ biên phòng vẫn miệt mài trên đường tuần tra để phòng, chống dịch bệnh và giữ vững biên cương.

Điều chỉnh một số biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin, tăng cường các biện pháp phòng dịch COVID- 19

Cán bộ, chiến sĩ tuần tra đêm ở đường mòn khu vực biên giới

Từ UBND xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, lần theo con đường cấp phối quanh co, chúng tôi có mặt tại chốt “Quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19” số 3 thuộc Đồn Biên phòng Nhâm, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh. Chốt nằm trên gò đất phẳng, cách biên giới Việt - Lào khoảng 4km là nơi ăn ở, làm việc của 7 cán bộ, chiến sĩ biên phòng và lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Mới chớm đầu đông, nhưng cái lạnh ở miền sơn cước đã tràn về. Bên ánh lửa bập bùng, cán bộ, chiến sĩ trong bộ quân phục dã chiến đang tham gia buổi giao ban, phân công nhiệm vụ cho từng người. Đại úy Nguyễn Thế Dự, Chốt trưởng Chốt số 3 thuộc Đồn Biên phòng Nhâm cho biết: “Chốt được thành lập đã gần 2 năm nay, cũng là chừng ấy thời gian cán bộ, chiến sĩ gắn bó với chốt, với đường biên nơi đây. Hiện nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên bên cạnh phân công lực lượng thường trực 24/24 tại chốt, chúng tôi tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bất kể ngày đêm để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập biên giới trái phép”.

Tiết trời ở miền Tây biên giới Việt - Lào bắt đầu thay đổi thất thường. Với hành trang là chiếc ống nhòm, đèn pin và công cụ hỗ trợ, những người lính biên phòng lại bắt đầu đợt tuần tra trong đêm. Hướng mắt theo những ánh sáng lập lòe phát ra từ những chiếc đèn pin, những bước chân lặng lẽ, đều đặn vẫn nối tiếp nhau trên con đường mòn dọc biên giới. Sương mù phủ kín lối đi cùng với những cơn mưa phùn của cái đầu đông càng làm cho chặng đường thêm gian nan, vất vả. Men theo con đường mòn, tổ tuần tra lại băng qua con suối, rồi đến những con dốc thẳng đứng, chân người đi trước như đạp lên đầu người đi sau để hướng đến cột mốc 649.

Dù đã quen với địa hình khu vực quản lý nhưng Đại úy Nguyễn Văn Chút, thành viên của chốt số 3 vẫn rất thận trọng bởi đường tuần tra dốc nối dốc, hiểm nguy, đặc biệt vào ban đêm tiềm ẩn nhiều hiểm nguy không báo trước. Anh chia sẻ: “Những chuyến tuần tra như thế này cũng giống như mọi lần anh em chúng tôi đi mật phục, đánh bắt tội phạm. Nhưng sau các đợt mưa bão, nhiều tuyến đường bị hư hỏng, cây cối ngã đổ chắn lối đi nên vất vả hơn”.

Thiếu úy A Kiêng Hậu mới được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tăng cường lên làm nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới. Những chuyến tuần tra đêm như thế này với anh là thử thách không hề nhỏ. Thiếu úy A Kiêng Hậu chia sẻ: “Do chưa quen địa hình, khí hậu nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng đồng đội luôn động viên và hỗ trợ nên tôi cũng thấy yên tâm. Anh em trong chốt thường xem việc chinh phục những đường biên, cột mốc như thế này làm thước đo cho bản lĩnh, sức khỏe và lòng quyết tâm của người lính. Chính vì thế tôi luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Thời gian trôi dần theo những bước chân của cán bộ, chiến sĩ tổ tuần tra. Mốc 649 dần hiện ra trong sương mù dày đặc, mọi người tản ra quan sát xung quanh. Sau vài phút nghỉ ngơi bên cột mốc, những bước chân lại nối tiếp nhau trở về sau chuyến tuần tra đêm. Quần áo ướt sũng, lấm lem cùng với những vết xước rớm máu. Nhưng sự can trường cộng với trách nhiệm đối với Tổ quốc, các chiến sĩ đã vượt qua mọi hiểm nguy, chưa đêm nào vắng bước chân anh. Họ lặng lẽ làm nhiệm vụ giữa rừng, tất cả vì sự bình yên cho biên giới.

Thượng tá Nguyễn Đức Hạnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nhâm cho biết thêm: “Đơn vị đã triển khai, duy trì 5 chốt cố định tại các đường mòn, lối mở. Mặc dù thời tiết mùa này rất khắc nghiệt, điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm vượt qua để thực hiện tốt các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch bệnh”.

Bài, ảnh: Võ Tiến

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 45 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 - 17/2/2024)
Không thể quên những người đã vì biên cương bình yên

Cách đây 45 năm, quân và dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhắc lại cuộc chiến là cách tri ân những thế hệ cha anh đã đổ xương máu để biên cương bình yên và cũng là thêm một lần nhắc nhớ về một Việt Nam có chủ quyền và luôn hướng tới một tương lai hòa bình, hữu nghị và hợp tác để cùng nhau phát triển.

Không thể quên những người đã vì biên cương bình yên
Yên vui trên đất biên cương

Những cư dân Lào di cư tự do sang làm ăn và sinh sống ở mảnh đất biên giới A Lưới, được trở thành công dân Việt Nam, chấp hành tốt pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn ở khu vực biên giới, đồng hành trách nhiệm và yêu thương của bộ đội biên phòng (BĐBP). Để từ đó, trên mảnh đất biên cương, cuộc đời an cư đẹp những mùa xuân yên vui.

Yên vui trên đất biên cương
Chào mừng Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh 15/12/1964 - 15/12/2023
Tiếp bước xây dựng vững chắc thành trì biên cương

Trải qua 59 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới (KVBG) trên địa bàn tỉnh, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân tin yêu.

Tiếp bước xây dựng vững chắc thành trì biên cương
Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1: Người anh, người đồng đội tình nghĩa

Khi làm phim “Huế - bản hùng ca Xuân 68”, tôi được các ông: Nguyễn Trung Chính và Phan Nam, lúc ấy đều là Thành ủy viên nằm trong Ban Chỉ huy cánh Bắc của Mặt trận Huế cho biết, tham gia “mở cửa Chánh Tây”, ngoài lực lượng tại chỗ, ta còn phái vào một cán bộ đặc công. Người đó tên là “Hiếu” nhưng họ là gì, quê quán ở đâu các ông không rõ. Mãi đến gần đây, trong một cuộc trò chuyện, khi nhắc đến nhân vật này, nguyên Bí thư Thành ủy Huế Nguyễn Văn Quang thốt lên: “Tôi vừa là đồng đội và là người em thân mến của anh Hiếu!”.

Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1 Người anh, người đồng đội tình nghĩa
Return to top