ClockThứ Ba, 02/08/2022 14:23

Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6%

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch COVID-19.

Xuất siêu của Việt Nam sang EU tăng mạnh nhờ Hiệp định EVFTA7 tháng, CPI cả nước tăng 2,54%Hoạt động kinh doanh toàn cầu xấu đi khi lo ngại suy thoái tăng

Khách hàng mua sắm tại một siêu thị. Ảnh tư liệu: Tiên Minh/TTXVN

Tính chung 7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 0,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 11,9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 1,8%).

Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2022 ước đạt 2.556 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%), chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp  và giá bán hàng hóa tăng khi giá nhiên liệu tăng cao.

Trong đó, nhóm hàng xăng dầu tăng 24,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 21,4%; lương thực, thực phẩm tăng 13,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 9,7%; may mặc tăng 9,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 3,7%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Khánh Hòa tăng 18,2%; Bình Dương tăng 18,1%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 16,8%; Cần Thơ tăng 16,1%; Quảng Ninh tăng 15,0%; Hải Phòng tăng 11,8%; Hà Nội tăng 10,7%; Đà Nẵng tăng 9,7%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm 2022 ước đạt 324,9 nghìn tỷ đồng tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè sau hơn 2 năm hạn chế đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình (Riêng doanh thu tháng Bảy ngành này tăng 134,7% so với cùng kỳ năm trước).

Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng năm 2022 ước đạt 11,9 nghìn tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch nội địa. Doanh thu 7 tháng năm 2022 của một số địa phương so với cùng kỳ như sau: Khánh Hòa tăng 858,4%; Cần Thơ tăng 328,3%; Đà Nẵng tăng 284,8%; Hà Nội tăng 216,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 111,4%.

Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 7 gấp 2,1 lần so với tháng 7/2021.

Nhằm tận dụng tối đa đà tăng trưởng của thị trường bán lẻ và dịch vụ, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà bán lẻ... trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục thực hiện hoạt động kích cầu tiêu dùng trong mùa hè năm 2022.

Để hưởng ứng chương trình khuyến mãi tập trung “Mùa mua sắm - Shopping Season 2022” do ngành Công Thương TP Hồ Chí Minh triển khai, Saigon Co.op cũng thực hiện khuyến mãi sâu từ 10% đến mức cao nhất là mua một sản phẩm sẽ được tặng miễn phí một sản phẩm cùng loại (tương đương giảm giá 100% sản phẩm thứ 2 cùng loại); trong đó, Saigon Co.op tham gia giảm giá cho cả 5 ngành hàng, gồm: thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hoá phẩm, đồ dùng và may mặc với quy mô lớn trên toàn khu vực TP Hồ Chí Minh.

Đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn MM Mega Market Việt Nam cho biết, với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ yêu thích của khách hàng, doanh nghiệp và hộ gia đình Việt, MM Mega Market đã thực hiện chiến lược "Mùa nào thức nấy", nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nông sản Việt. Tại MM Mega Market cũng thường xuyên triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng khác, gồm: Hội chợ trái cây nhiệt đới; Tuần lễ nông sản Việt...

Để đẩy mạnh tiêu dùng, thời gian tới, Tổng cục Thống kê đề xuất Bộ Công Thương theo dõi sát những biến động của kinh tế thế giới và trong nước, chủ động tham mưu các giải pháp ứng phó phù hợp; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng hơn nữa các FTA đã ký kết. Tận dụng và triển khai thực thi Hiệp định RCEP hiệu quả.

Ngoài ra, đổi mới thông tin thị trường, bảo đảm thực chất, hiệu quả, kịp thời thông tin về thay đổi trong chính sách quản lý nhập khẩu, những điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật và các rủi ro của thị trường. Song song với đó, tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành thị trường, giá cả các hàng hóa do nhà nước quản lý; phối hợp trong thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với điều hành của nhà nước và bình ổn thị trường hàng hóa…

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển
Return to top