ClockChủ Nhật, 10/10/2010 22:07

"Thăng Long - Hà Nội: Thành phố rồng bay"

TTH - Vào lúc 20g ngày 10-10, tại sân vận động Mỹ Đình đã diễn ra buổi lễ hoành tráng quy tụ hơn 7000 diễn viên tham gia trình diễn trong chương trình "Thăng Long - Hà Nội: thành phố rồng bay" phối hợp cùng đèn màu rực rỡ.

Ông Nguyễn Thế Thảo, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã đọc diễn văn khai mạc đêm hội "Thăng Long - Hà Nội: thành phố rồng bay", mở màn cho đại tiệc ánh sáng và màn đồng diễn ấn tượng.

Sau lời tuyên bố khai mạc là hình ảnh chim hạc tung bay được trình chiếu bằng ánh sáng đèn rực rỡ cùng hình ảnh rồng uốn lượn trên màn hình trung tâm. Toàn bộ sân khấu rực ánh đèn. Những tiếng trống đồng hào hùng vang lên cùng với dàn trình diễn đông đảo của các nhóm diễn viên từ sân khấu trung tâm và bên dưới sân vận động. Chiếc bục nổi thiết kế mô phỏng trống đồng Ngọc Lũ 1 (thuộc hệ thống trống đồng Đông Sơn) đặt tại khán đài B là một phần nổi bật của sân khấu chính.
 

Màn trình diễn pháo hoa và ánh sáng nghệ thuật trong chương trình
 
Lần lượt các phân khúc tập trung vào các điểm nhấn lịch sử, các hình tượng văn hóa tâm linh của Thăng Long - Hà Nội như trâu vàng, rồng vàng, rùa vàng, ngựa trắng, hoa sen, hoa đào, hoa sữa, hoa mai, tháp Rùa, Khuê Văn Các.
 
Lấy việc dời đô làm điểm nhấn đậm nét, câu chuyện về vua Lý Thái Tổ bắt đầu từ nền trời xuất hiện chữ Sơn hà xã tắc, thuyền quan họ hát mừng đứa bé cất tiếng khóc chào đời - Lý Công Uẩn. Thiên đô chiếu được công bố trên thuyền rồng, khinh khí cầu mang mô hình rồng vàng từ mặt sân bay lên cao.
 
Từ trên cao nhìn xuống có thể chiêm ngưỡng sự chuyển động của toàn nhân loại theo cảm quan của người Việt cổ hiện lên trên sân khấu trống đồng, với bóng dáng cư dân Thăng Long hiện hữu trong các nền văn hóa từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn…
 
Một số điểm nhấn khác như mảng về vua Quang Trung sẽ thể hiện sự hội tụ tình cảm và văn hóa của cả nước với Thăng Long - Hà Nội, với màn trình diễn võ thuật Tây Sơn hoành tráng và trích đoạn tuồng Bình Ðịnh với tâm sự của công chúa Ngọc Hân trong Ai tư vãn, có cả các kỵ sĩ phi ngựa trên sân mang cành đào báo tiệp cho công chúa.
 
Những hình ảnh 3D về thành Đại La, các đội hình đồng diễn khá nhịp nhàng dưới sự hỗ trợ của hệ thống đèn chiếu và nhạc nước tạo ra khung cảnh những chiếc thuyền uy nghi hướng về đất Thăng Long; Hình ảnh Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên màn hình, bên dưới đồng thời là màn đồng diễn của người cao tuổi. Màn trình diễn võ thuật của nhiều ngàn diễn viên dưới tiếng trống rất ấn tượng. Đội hình được sắp xếp thay đổi uyển chuyển.
 
Kế đến là giai đoạn bi tráng trong lịch sử của dân tộc, lời Bác đã vang lên thể hiện sự quyết tâm gìn giữ Độc lập - Tự do của dân tộc. Khung cảnh tái hiện tinh thần quyết chiến của dân quân bộ đội giải phóng thủ đô.
  
Chương trình dài 70 phút, tập trung vào các điểm nhấn lịch sử, các hình tượng văn hóa tâm linh của Thăng Long - Hà Nội như trâu vàng, rồng vàng, rùa vàng, ngựa trắng, hoa sen, hoa đào, hoa sữa, hoa mai, tháp Rùa, Khuê Văn Các.
 
Đêm thành phố rồng bay tái hiện những mốc lịch sử quan trọng từ tiền Thăng Long: An Dương Vương thay vua Hùng dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa; đến Thăng Long: vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La năm 1010, tuyên cáo của hoàng đế Quang Trung, xuân Kỷ Dậu 1789; và Hà Nội: Tuyên ngôn độc lập 1945, đại thắng mùa xuân 1975...
 
Các thiên cổ hùng văn: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên cáo của vua Quang Trung, Tuyên ngôn độc lập đều được lồng ghép trong các điểm nhấn lịch sử này. Chương trình cũng kỳ vọng biến toàn bộ sân Mỹ Đình thành một “lâu đài văn hóa Thăng Long” thu nhỏ.
 
Đêm hội kết thúc với những màn trình diễn áo dài và bắn pháo bông rực rỡ. Hàng loạt loại pháo bông đa sắc màu đã tô điểm cho bầu trời thủ đô thêm lung linh, huyền ẩn.
 
Theo TTO
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc

Chương trình sáng tác “Hành trình ký họa nét đẹp Phú Lộc 2024” sau 5 ngày diễn ra đã khép lại cùng hơn 200 tác phẩm ký hoạ với nhiều bút pháp, nội dung phong phú về mảnh đất và con người Phú Lộc.

Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Return to top