ClockThứ Năm, 15/05/2014 05:23

Tháng tư và những con số

TTH - Bức tranh kinh tế của tỉnh 4 tháng đầu năm có những dấu hiệu tích cực. Như ở lĩnh vực du lịch chẳng hạn. Doanh thu lưu trú của ngành du lịch tăng đến gần 21% so với cùng kỳ năm 2013, con số tuyệt đối là 540 tỷ đồng; hay giá trị xuất khẩu tăng đến 14,55% so với cùng kỳ; sản phẩm gỗ tăng đến 61%, dệt may tăng 11,66%. Những lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu của tỉnh đều có mức tăng trưởng rất cao như dệt may, sản phẩm gỗ và mộc mỹ nghệ, thủy điện…

Sự tăng trưởng mạnh về dệt may là điều rất quan trọng bởi nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Ví dụ như 4 tháng đầu năm 2014 này, giá trị xuất khẩu toàn tỉnh đạt 186,4 triệu USD thì dệt may đã chiếm 143,7 triệu USD. Ngành này cũng tạo ra một giá trị xã hội rất lớn là giải quyết cả hàng chục ngàn công ăn việc làm cho người lao động. Một số nơi đã trở thành những trung tâm dệt may như Hương Thủy, Phong Điền. Ở Huế cũng đã xuất hiện những cơ sở may gia công tuy không lớn nhưng mỗi cơ sở giải quyết được hàng chục đến hàng trăm lao động.

Bức tranh kinh tế có những chuyển biến tích cực còn nhìn thấy nhiều công ty tiếp tục được thành lập mới và đăng ký ra đời. Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, tháng 4-2014, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh, có đến 105 doanh nghiệp thuộc các loại hình đăng ký mới. Các loại hình trực thuộc như mở chi nhánh, mở địa điểm kinh doanh của các đơn vị cũng tăng thêm đến 94 đơn vị. Nghĩa là nhiều đơn vị cũng tìm kiếm ở Huế một cơ hội kinh doanh. Tổng 4 tháng đầu năm 2014 có 174 doanh nghiệp đăng ký mới. Hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân công ty cổ phần và có mức tăng từ 26,6 đến 37,5%.

Tính số lượng là vậy. Tuy nhiên có một khía cạnh cần được nhìn nhận là quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ. Quy mô doanh nghiệp của các loại hình như công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên đều có qui mô vốn giảm so với cùng kỳ năm ngoái (2013). Tính tổng lượng vốn đang ký giảm đến 45,2%; Số vốn đăng ký tuyệt đối là 357,4 tỷ đồng (năm ngoái là 653 tỷ đồng).

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đăng ký mới có một phần do năng lực tài chính còn hạn chế, nhưng một mặt cho thấy nhiều đơn vị cũng hết sức dè dặt tìm kiếm thị trường. Những lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu của tỉnh đều có mức tăng trưởng rất cao như dệt may, sản phẩm gỗ và mộc mỹ nghệ, thủy điện… Đây cũng là dễ hiểu trong bối cảnh kinh tế hiện nay - bức tranh kinh tế chung có hồi phục nhưng chậm, ở mức không cao. Khối Doanh nghiệp tư nhân có vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp dưới một tỷ đồng. Vấn đề là qua thời gian, lượng vốn đăng ký có tăng thêm hay không mới là điều quan trọng, khi đó mới đánh giá được chính xác sức sống và năng lực của doanh nghiệp.

Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top