ClockThứ Hai, 16/04/2018 19:48

Thành lập Ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 395/QĐ-TTg thành lập Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (Hội nghị WEF ASEAN 2018). Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng Ban Tổ chức.

ASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEANASEAN+3 thông qua chiến lược đảm bảo an ninh lương thực

2 Phó Trưởng Ban Tổ chức gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng  hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo. Các thành viên là đại diện các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan.

Ban Tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quá trình chuẩn bị và tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018; phân công, đôn đốc và phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan trong quá trình chuẩn bị, tổ chức hội nghị.

Ban Tổ chức gồm 5 Tiểu ban: Tiểu ban Nội dung; Tiểu ban Lễ tân; Tiểu ban Vật chất và Hậu cần; Tiểu ban Tuyên truyền - Văn hóa; Tiểu ban An ninh và Y tế và Ban Thư ký. Ban Thư ký do Bộ Ngoại giao chủ trì, là Bộ phận thường trực của Ban Tổ chức đặt tại Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ giúp Trưởng ban Tổ chức đôn đốc và phối hợp hoạt động của các Tiểu ban.

Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, Trưởng các Tiểu ban và các thành viên Ban Tổ chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được sử dụng bộ máy, nguồn lực của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top