ClockThứ Năm, 14/01/2021 13:57

Thành lập đoàn công tác đánh giá nguyên nhân trâu bò chết ở A Lưới

TTH.VN - Ngày 14/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có văn bản yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh khẩn trương lập đoàn công tác về cơ sở đánh giá hiện trạng, nguyên nhân; hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi và cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Xây nhà… cho trâuTrâu bò thả hoang quật phá vườn cao suThay đổi tập quán chăn nuôiChăm “đầu cơ nghiệp” trong mùa rétGiữ ấm trong ngày lạnh

Chuẩn bị thức ăn tươi, áo chăn gió cho trâu bò chống rét

Trước đó, ngày 13/1, Phòng NN&PTNT huyện A Lưới có báo cáo về công tác triển khai phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho vật nuôi và tình hình thiệt hại gia súc do mưa rét. Theo đó, tổng số gia súc chết do mưa rét từ đầu mùa đến nay (chủ yếu giữa tháng 12/2020 đến nay) là 909 con (trên tổng số 22.252 con toàn huyện). Trong đó, có 62 con trâu, 469 con bò và 378 con dê.

Đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho thấy, thời tiết rét đậm, rét hại (có ngày xuống 6-7 độ C) cùng với tập quán chăn thả rong, một phần thiếu thức ăn dự trữ để bổ sung làm cho gia súc chết nhiều tập trung ở các địa phương như A Roàng, Đông Sơn, Hồng Thủy, Hồng Vân…

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đây là con số thiệt hại rất lớn đối với tỉnh không nằm trong khu vực trọng điểm rét đậm, rét hại và còn lớn hơn tổng thiệt hại các tỉnh miền núi phía Bắc-  khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt rét đậm thời gian vừa qua từ tháng 12/2020 cho đến nay.

Ngoài thành lập đoàn đánh giá nguyên nhân, do tình hình rét đậm rét hại còn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu địa phương chủ động bố trí ngân sách, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, chú trọng gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc, các hộ nghèo.

Hỗ trợ người dân A Lưới che chăn chuồng giá súc, giảm thiệt hại do rét

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại từng thôn bản, hộ gia đình tập trung gia súc về chuồng, có biện pháp đảm bảo an toàn chống rét như: Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn tinh, làm khô ráo nền chuồng...

Ông Trần Ngọc Chinh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho biết, đã triển khai phân công cán bộ của phòng, trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động công tác phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi.

Đề xuất UBND huyện cho chủ trương hỗ trợ thức ăn tinh cho trâu bò (khoảng 40 tấn cám gạo) để phục vụ công tác phòng chống đói  rét cho đàn gia súc. Đến nay đã cấp 14 tấn cám gạo cho các hộ chăn nuôi.

Các địa phương cũng phân công cán bộ về các thôn, hộ gia đình kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện và áp dụng mọi biện pháp tại chỗ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp về phòng chống đói, rét cho gia súc gia cầm và hỗ trợ người dân che chắn chuồng, áo chắn gió cho trâu bò.

Tin, ảnh: Khánh- Phúc

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Return to top