ClockThứ Ba, 30/05/2017 19:21

Thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai:Bảo tồn nhưng phải kết hợp phát triển sinh kế

TTH - Là mục tiêu quan trọng được đưa ra tại hội thảo tham vấn về dự án thành lập Khu Bảo tồn Đất ngập nước Tam Giang- Cầu Hai (gọi tắt là KBT) do Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức sáng 30/5.

Hội thảo mong muốn tìm kiếm vùng lõi, vùng đệm để thành lập KBT trên cơ sở có được sự đồng thuận cao của cộng đồng người dân và chính quyền địa phương; đồng thời mục đích chính của việc thành lập là kết hợp bảo tồn với phát triển kinh tế.

Phần lớn, ý kiến đóng góp của đại điện lãnh đạo các huyện, thị xã về việc thành lập KBT đều nhất trí cao và cho đây là dự án cần thiết… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự án cần tính toán, nghiên cứu kỹ việc hình thành KBT đảm bảo sinh kế cho người dân, tránh xảy ra xung đột; xác định thế mạnh về hệ sinh thái của từng vùng để có kế hoạch bảo tồn kết hợp phát triển kinh tế hợp lý... Hội thảo còn đề xuất và lấy ý kiến về phạm vi, ranh giới các khu vực của KBT dự kiến; các giải pháp đã và đang thực hiện nhằm giảm thiểu các mối đe dọa; nguồn lực cần thiết và phương thức huy động nguồn lực cho vận hành KBT.

Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top