ClockThứ Bảy, 30/05/2020 06:30

Thành phố chong đèn

TTH - Khi từ lâu TP. Hồ Chí Minh được mệnh danh là thành phố không ngủ, TP. Hà Nội và nhiều TP lớn khác là thành phố ngủ muộn, thì Huế vẫn là một thành phố ngủ sớm. Tôi là người gắn bó với Huế hơn 30 năm, khá hiểu về nhịp sống của TP này nên không “dám cãi” với nhận định nêu trên.

Đi bộ bên bờ sông HươngQuy hoạch phải hướng đến khai thác các dịch vụ hai bên bờ sông Hương

Kể từ khi đưa vào hoạt động, phố Tây luôn nhộn nhịp về đêm

Nhưng đó là hàng chục năm về trước. Còn bây giờ thì khác. Tôi có thể tự tin nói rằng: Huế bây giờ ít ra là một thành phố “chong đèn”. Chẳng những thức khuya mà còn dậy sớm. Sáng mới ba bốn giờ, nhịp sống đã hối hả. Bắt đầu từ các chợ đầu mối, hàng từ nhiều nơi nhập về đây và tỏa đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Ngồi uống cà phê sớm trên đường Điện Biên Phủ, chốc chốc lại thấy ánh đèn sáng và tiếng xe máy vù chạy qua với gánh giỏ treo hai bên và đầy ắp trên yên xe, biết đó là hàng được chở lên cung cấp cho Tuần, Bình Điền, Hồng Tiến... và thậm chí là A Lưới.

Hai bên bờ sông Hương, từ ngày chỉnh trang và có cầu đi bộ, nhịp sống lại càng sinh động. Chỗ nào cũng có người đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, đạp xe. Chừng khoảng 5 năm trở lại đây, có một phong trào nữa là đạp xe đạp và chạy bộ... thấy TP chẳng những dậy sớm mà còn khỏe khoắn hơn, yên bình hơn. Ngồi quán cà phê Sơn gần Liễu quán, thấy những người lớn tuổi chào hỏi nhau thân thiện, biết rằng có thể sáng nào họ cũng đến đây tập thể dục, uống trà, uống cà phê... như là một sự thư giãn, rồi... về. Có mấy con chích chòe lấy những hàng cây xanh ở 11 Lê Lợi làm nơi cư ngụ, nghe nhịp sống rục rịch thì cũng hót vang...

Du khách đi dạo bên bờ sông Hương

Cũng muốn nói rằng, bây giờ chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rất nhiều. Điều này có sự đóng góp lớn của quy hoạch và kiến trúc. Trước đây nhà đầu tư bất động sản, hễ có dự án thì “tranh thủ” chia lô bán nền, chẳng mấy khi nghĩ đến những dịch vụ hỗ trợ. Giờ đòi hỏi của người tiêu dùng đã khác, chủ trương đã khác nên khu quy hoạch nào cũng có nhiều dịch vụ hỗ trợ đi cùng. Không có không gian dành cho công cộng là không được rồi. Cho nên nó mới sinh ra bể bơi, sân ten nít, công viên. Nó tạo điều kiện cho người dân thích thú dậy sớm và bước ra khỏi nhà.

Trước đây cả một thành phố rộng lớn nhưng may ra có vài chỗ gọi là thức khuya. Ngõ vắng xôn xao bên đường Trần Hưng Đạo; trà ga Huế; vài ngôi chợ như An Cựu, Bến Ngự bán cháo gà, vịt về đêm; còn lại là đi ngủ sớm. Thức để làm gì mà không ngủ sớm. Nhu cầu đi chơi rất ít. Suy cho cùng cũng là vì cái túi tiền quy định. Ngày ít việc làm, èo uột dăm đồng lấy gì mà đêm quán xá. Giờ nhìn nhịp sống Huế về đêm thấy sôi động hẳn lên. Nhìn vào nhịp sống chúng ta sẽ thấy được mức độ chi tiêu và mức sống. Chẳng ai mà “lẩm cẩm” đi thống kê xem Huế nơi nào thức khuya!? Mà thống kê sao hết. Trước đây đường Điện Biên Phủ chẳng có dịch vụ gì nhiều. Từ khi con đường này được mở rộng, dịch vụ bắt đầu phát triển và đến bây giờ, đã có quán lấy tên gọi phố đêm. Đi dọc và tỏa ra khu vực đường Trường Chinh, Kiểm Huệ, Bờ Hồ... ôi thôi là sôi động. Rồi đường Tố Hữu, về Vỹ Dạ, qua Trịnh Công Sơn, vô Thành Nội... chỗ nào cũng “ngon lành”. Nhưng sôi động nhất vẫn là Phố Đêm - “Phố tây” Chu Văn An - Võ Thị Sáu - Phạm Ngũ Lão.

Chắc hẳn là du lịch có vai trò quan trọng làm nên điều này. Nhưng chúng ta cũng đừng  quên rằng, sự sôi động, thức khuya của TP. Huế còn có sự đóng góp của nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Tôi có quen một người tên Cường, được biết đến như là một “Cường rừng” ở Phú Lộc. Lâu lâu lái ô tô lên Huế, đi dạo chơi và mời tôi quán xá. Đời sống cũng lắm nỗi phong lưu. Như thế, sự sôi động của TP cũng có sự đóng góp của kinh tế rừng.

Tôi cứ hình dung, bây giờ TP. Huế ngủ rất ít. Chỗ này mới “chợp mắt” thì nơi kia đã thức. Nhưng phải công nhận, dù có sôi động đến bao nhiều, tôi thấy Huế vẫn bình yên.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: LINH ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 12/3, HĐND huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 khóa VII, nhiệm kỳ (2021 - 2026) để xem xét, cho ý kiến về chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương

Cùng với các dự án (DA) chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm, TP. Huế tiếp tục chỉnh trang các công viên (CV), điểm xanh khu vực hai bờ sông Hương nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị, tạo thêm nhiều điểm đến phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, dạo bộ dành cho người dân và du khách.

Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương
Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA) hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang đô thị

Phát triển hạ tầng đô thị là một trong 5 chương trình trọng điểm của thị xã Hương Trà. Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, chương trình này đang được các cấp, ngành, địa phương tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang đô thị

TIN MỚI

Return to top