Kinh tế Thông tin thị trường
Thanh toán ngân sách qua ngân hàng thương mại
TTH - Song song với hoạt động chuyển đổi số trong nội bộ ngành, ngành Tài chính đã có những bứt phá khi tận dụng thành công công nghệ thanh toán nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tạo tiền đề trong giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giao dịch vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch.
VietinBank phối hợp triển khai thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Tư liệu
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), nâng cao chất lượng, tối ưu hóa mạng lưới ATM và thiết bị chấp nhận thẻ (POS), giảm dần tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược thúc đẩy TTKDTM của Thừa Thiên Huế. Nếu mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp (DN) và người dân sử dụng các phương thức TTKDTM tạo sự chuyển biến rõ rệt, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán thì thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công lại có sức lan tỏa không nhỏ trong cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giao dịch, đồng thời giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động thanh toán.
Theo đề án đẩy mạnh TTKDTM, Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 100% các bệnh viện, trường học, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức TTKDTM, ưu tiên chấp nhận hình thức thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ. Riêng đối với dịch vụ thu ngân sách sẽ có 95-100% giao dịch nộp thuế tại thành phố Huế thực hiện qua ngân hàng; 100% Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, thành phố, thị xã có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN).
Mục tiêu trên đã được hiện thực hóa và hoàn toàn có cơ sở trong tiến trình thực hiện khi từ trước đó, các ngành thuộc khối tài chính đã xây dựng chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số theo phương thức 3 không “không khách hàng tại trụ sở”, “không tiền mặt” và “không giấy tờ”. Trong đó, KBNN đã cơ bản chuyển sang TTKDTM đối với các khoản thanh toán từ ngân sách.
Theo ông Nguyễn Hoàng Đệ, Giám đốc KBNN tỉnh, KBNN đã ký kết phối hợp thu với 8 ngân hàng thương mại (NHTM), với 72 điểm thu trên địa bàn toàn tỉnh. Việc phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho các bên, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho người dân, DN, góp phần vào kết quả cải cách thủ tục hành chính nổi bật chung của ngành Tài chính.
Những cái “bắt tay”
Không riêng gì KBNN, mới đây, các đơn vị thuộc khối tài chính bao gồm KBNN, Cục Thuế, Hải quan Thừa Thiên Huế đã tham gia ký kết thỏa thuận công tác phối hợp thanh toán ủy nhiệm thu NSNN với VietinBank Thừa Thiên Huế.
Ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc VietinBank Thừa Thiên Huế thông tin, từ năm 2013, VietinBank và KBNN đã phối hợp triển khai các kênh thu hộ ngân sách nhằm gia tăng kênh nộp NSNN đối với cơ quan, DN trên địa bàn. Đây là định hướng lâu dài trong công tác hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính của hai đơn vị nhằm mang lại nhiều giá trị tiện ích cho các đối tượng nộp ngân sách, chuyển dịch kênh thanh toán hướng đến giao dịch điện tử. Không chỉ thúc đẩy TTKDTM trong các dịch vụ công, VietinBank cũng thúc đẩy TTKDTM trong hầu hết các giao dịch với nhiều chương trình hỗ trợ về phí, đổi mới công nghệ…
Không dừng lại ở đó, các tổ chức tín dụng còn phối hợp với các sở, ngành thúc đẩy TTKDTM trong thanh toán viện phí, học phí, chi trả an sinh… tạo bước chuyển trong hiện đại hóa các hình thức thanh toán.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã minh chứng điều này. Khi trong năm 2021, tình hình TTKDTM đối với dịch vụ thu ngân sách không ngừng tăng lên với mức tổng thu thuế đạt 13.061 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020. Dịch vụ chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng cũng đạt 314 tỷ đồng. Riêng với dịch vụ thanh toán tiền học phí tại các trường đại học, cao đẳng qua ngân hàng đạt 138 tỷ đồng; tổng giá trị thanh toán tiền viện phí trên địa bàn tỉnh cũng tăng 4% so với năm 2020 và đạt mức 98 tỷ đồng.
Ngoài sự vào cuộc của các ngành thuộc khối tín chính, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều chỉ đạo, đôn đốc, các chi nhánh NHTM trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM, góp phần thúc đẩy phát triển ngân hàng số hướng tới nền kinh tế số của tỉnh. Đôn đốc triển khai giải pháp thanh toán trên ứng dụng Hue-S và đẩy mạnh TTKDTM với các khoản phí, lệ phí tại Trung tâm Hành chính công các cấp từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy TTKDTM.
Hoàng Loan
- Tăng tần suất hoạt động tại Phố đêm Hoàng thành Huế lên 3 tối/tuần (28/06)
- Quản lý năng suất gắn với phát triển kinh tế tuần hoàn (28/06)
- 5 Dòng màn hình Zestech chính hãng? Bảng giá mới nhất (28/06)
- Lắp mạng FPT Thừa Thiên Huế giá rẻ chỉ từ 200.000 đồng/ tháng (28/06)
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 kỳ vọng sẽ vượt xa mục tiêu (28/06)
- Kinh tế hợp tác xã Quảng Điền: Từng bước khẳng định vị thế (28/06)
- Thông báo mời chào giá về việc thuê dịch vụ thu gom xe đẩy nhà ga hành khách Cảng HKQT Phú Bài (28/06)
- Trợ lực phát triển doanh nghiệp tư nhân (28/06)
-
Tăng tần suất hoạt động tại Phố đêm Hoàng thành Huế lên 3 tối/tuần
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
- Chưa như kỳ vọng
- Bộ Tài chính xây dựng biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP áp dụng đối với 603 dòng thuế
- Thúc đẩy đầu tư công: Khó đến đâu gỡ đến đó
- Không nên tuyệt đối hóa cái đúng
- Định rõ mục tiêu để phát triển bền vững
- Thủ tướng khảo sát một số nhà máy, dự án công nghệ cao tại Đà Nẵng
- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
- Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý: Hạn chế phá rừng
-
Nhiều vấn đề đặt ra để A Lưới thoát nghèo bền vững
- Hương Trà: Kỳ vọng những dự án trọng điểm
- Lộ trình đô thị thông minh
- Hãng bay đầu tiên của Việt Nam đạt khai thác tầm bay mở rộng trên 180 phút
- Lực lượng kiểm lâm tuyên truyền lưu động bảo vệ rừng
- Tạo thị trường tái chế, tái sử dụng rác
- Tự động hóa trong sản xuất, giảm sức lao động
- Tiến độ cảng cá Tư Hiền sau hơn nửa năm thi công
- Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý: Hạn chế phá rừng
- Thúc đẩy đầu tư công: Khó đến đâu gỡ đến đó