ClockThứ Sáu, 19/08/2022 16:13

Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

TTH.VN - Ngày 19/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Triển khai lồng ghép hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc giaHội nghị triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025Phấn đấu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mớiTập trung thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia

Tại cuộc họp

CTMTQG là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã phê duyệt 3 CTMTQG phải thực hiện gồm: Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình giảm nghèo bền vững.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo Sở kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 CTMTQG tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết 63/NQ-HĐND là 1.863.653 triệu đồng, cụ thể: Ngân sách trung ương hỗ trợ: 1.206.881 triệu đồng. Trong đó: CTMTQG xây dựng nông thôn mới: 352.400 triệu đồng. CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 459.867 triệu đồng. CTMTQG giảm nghèo bền vững: 394.614 triệu đồng. Ngân sách tỉnh đối ứng: 284.555triệu đồng. Ngân sách cấp huyện, cấp xã đối ứng: 372.217 triệu đồng.

Tại cuộc họp, các sở, ngành và các địa phương đã có báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện 3 CTMTQG, đồng thời trao đổi những khó khăn, vướng mắc và có những đề xuất, kiến nghị trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Kết luận cuộc họp, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các sở, ban, ngành chuyên môn cần chủ động rà soát lại các văn bản, hướng dẫn trong triển khai thực hiện các CTMTQG. Trong triển khai thực hiện phải có kế hoạch cho từng đơn vị, địa phương. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối để tổng hợp báo cáo, rà soát các thủ tục, có sự kết nối chia sẻ thông tin nhằm thống nhất trong cơ sở dữ liệu; thành lập tổ công tác hỗ trợ trực tiếp cho hai huyện Nam Đông và A Lưới trong triển khai thực hiện các CTMTQG; rà soát, đảm bảo tiến độ trình HĐND tỉnh thông qua sớm nhất để có căn cứ triển khai thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh...

Tin, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Cội nguồn đoàn kết dân tộc

Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch, người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về cội nguồn, bởi từ bao đời nay, trong tâm thức của "con Lạc cháu Hồng", Hùng Vương là vị Vua thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Cội nguồn đoàn kết dân tộc
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Return to top