ClockThứ Năm, 22/12/2022 20:42

Tháo gỡ những vướng mắc về đặt hàng sáng tác, đào tạo trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật

TTH.VN - Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng ghi nhận, biểu dương nỗ lực rất lớn cũng như những thành tích rất toàn diện của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tại Hội nghị Tổng kết công tác VH,TT&DL năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 vào ngày 22/12

Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp văn hóaHỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ HuếCần có cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa ở địa phương

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL phát biểu tại hội nghị 

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 65 điểm cầu khắp cả nước. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thanh Bình cùng các sở ban ngành dự tại đầu cầu Thừa Thiên Huế.

Năm 2022, Bộ VH-TT&DL đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc (tháng 11/2021), một hội nghị mà từ nhiều năm, không chỉ những người làm công tác quản lý về văn hóa, không chỉ giới văn nghệ sĩ, mà đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều trông đợi. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của văn hoá trong toàn Đảng, toàn xã hội lên một tầm mức mới.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nếu một đất nước chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, không chú ý đến môi trường thì có khi phải mất nhiều chục năm thì mới khắc phục được các hệ lụy. Nhưng đã chú ý đến môi trường rồi mà không chú ý đến văn hóa xã hội thì phải mất nhiều thế hệ mới khắc phục lại được và thậm chí là sụp đổ.

Trong từng giai đoạn, Đảng, Nhà nước đều chú trọng phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá, xã hội, văn hoá trong từng giai đoạn. Việt Nam là một quốc gia tiên phong trong phát triển bền vững (đứng thứ 51 trên thế giới), trong đó có vấn đề môi trường, văn hoá, xã hội, dù trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với nhiều nước.

Phó Thủ tướng cho rằng, cần thẳng thắn nhìn nhận kết quả thực hiện các văn kiện, nghị quyết, chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về văn hoá xã hội trên thực tế còn khoảng cách khá xa.

Ba “khó khăn đặc trưng” của ngành VH,TT&DL trong những năm qua được Phó Thủ tướng chỉ ra. Thứ nhất, lĩnh vực văn hóa, xã hội trước mắt, trong ngắn hạn không làm ra tiền mà chỉ tiêu tiền nên dường như bị lép vế, không được đặt ngang với kinh tế.

Thứ hai, văn hóa như phù sa bồi đắp dần dần, “không phải là việc cháy nhà, chết người”, nếu làm tốt thì cũng phải nhiều chục năm mới thấy thành quả, nếu xấu thì hậu quả cũng sau nhiều năm mới bộc lộ ra mà phải mất rất nhiều thời gian, thậm chí hàng thế hệ để khắc phục.

Thứ ba là các ngành kinh tế kỹ thuật thì đòi hỏi phải có chuyên môn sâu mới nói được, nhưng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục dường như ai cũng cảm thấy mình biết.

Nhiều khi, ý kiến của các chuyên gia, của những người hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm không được tôn trọng. Một mặt là những người có trách nhiệm đưa ra quyết định thực ra là không đúng mà không biết là mình không đúng, mặt khác đội ngũ chuyên gia và những người làm thực tiễn có kinh nghiệm vì không được trọng dụng dần dần bị mai một và dẫn đến bị hụt hẫng lực lượng.

Trong năm 2023, Phó Thủ tướng đề nghị ngành VH,TT&DL phải mạnh mẽ, sáng tạo hơn. Phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đầu tư, xây dựng các công trình văn hoá mang tầm vóc của một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ như các bảo tàng, thư viện có đủ điều kiện trưng bày các hiện vật, tư liệu, tác phẩm nghệ thuật quý...Tinh thần này cũng phải lan toả xuống các địa phương.

Ngoài ra cần chủ động hơn nữa, tăng cường phối hợp ngày càng chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong triển khai các hoạt động quản lý chuyên ngành dưới góc độ văn hoá; cần quan tâm thực sự, thực chất đến giới văn nghệ sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, văn hoá.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần đặc biệt tháo gỡ những vướng mắc về đặt hàng sáng tác, đào tạo trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, có cơ chế  khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào văn hoá, nghệ thuật…

Về du lịch, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì rất cần các giải pháp, chính sách thật đột phá, với sự ủng hộ của các bộ, ngành, nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có, trong đó dựa vào con người, văn hoá, tài nguyên thiên nhiên.

N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top