ClockThứ Năm, 08/08/2019 13:15

Tháo gỡ vướng mắc cho nghề giã cào

TTH - Ngư dân trên địa bàn thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang thắc mắc vì sao lực lượng chức năng siết chặt hoạt động đánh bắt thủy sản bằng nghề giã cào; để hợp thức hóa, họ xin được cấp giấy phép nghề giã cào, nhưng không được chấp nhận.

Tuyên truyền một số chủ trương liên quan đến nghề khai thác giã càoTuyên truyền pháp luật về khai thác thủy sản cho ngư dân 4 xã ven biển

Bộ đội Biên phòng tỉnh bắt giữ và xử lý các tàu giã cào vi phạm

Thời gian qua trên địa bàn thị trấn Thuận An, lực lượng chức năng siết chặt kiểm tra, không cho phép những trường hợp chủ tàu, ngư dân ra biển đánh bắt thủy sản bằng nghề giã cào, trái với ngành nghề khai thác đã được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép. Nhiều chủ tàu cho rằng, phải nằm bờ trong thời gian dài vừa qua nên nguồn sống của gia đình họ, gia đình bạn thuyền bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước tình hình thực tế của địa phương, mới đây, UBND thị trấn Thuận An phối hợp với Chi cục Thủy sản, BĐBP tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền các chủ trương liên quan đến khai thác thủy sản bằng nghề giã cào.

Ông Trần Văn Đủ, Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Thuận An nhấn mạnh: “Mọi thắc mắc sẽ được giải thích cặn kẽ. Đồng thời bà con ngư dân cần nói hết tâm tư; nguyện vọng, đề xuất, để chính quyền địa phương có căn cứ đề xuất với cấp trên hướng gỡ khó”.

Ông Nguyễn Văn Thi và một số chủ tàu khác trình bày: Gia đình họ làm nghề giã cào, cha truyền con nối hàng chục năm nay. Bây giờ muốn chuyển đổi nghề lưới rê, câu vàng…, đánh bắt xa bờ thì phải có vốn. Tàu, ngư lưới cụ làm nghề giã cào của họ nếu bán cũng không ai mua. Hiện đang là mùa thuận lợi cho khai thác đánh bắt, nhưng suốt thời gian qua, tàu của họ đành phải nằm bờ. Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao để hợp thức hóa, họ xin được cấp giấy phép nghề giã cào, nhưng không được chấp nhận? Về lâu dài, họ cần được sự hỗ trợ về vốn để chuyển đổi nghề nhưng trước mắt xin được “giãn” thời gian, tạo điều kiện tạm thời cho phép khai thác mấy tháng còn lại trong mùa vụ năm nay...

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản và ông Trần Văn Đủ cho biết: Trên địa bàn thị trấn Thuận An, hiện có 51 tàu có giấy phép nghề giã cào khai thác vùng lộng; 81 tàu được cấp giấy phép nghề khác (lưới rê, câu vàng...), nhưng thực tế lại đánh bắt bằng nghề giã cào, là trái với giấy phép được cấp.

Ngư dân có nhu cầu được hợp thức hóa, được chuyển qua cấp giấy phép nghề giã cào. Tuy nhiên Thông tư 19 ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp luật hiện hành liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản quy định: Không cấp mới giấy phép nghề giã cào. Mặt khác, đối với cấp phép giã cào đánh bắt xa bờ, hạn mức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép ở địa bàn thị trấn Thuận An 4 chiếc, hiện đã đủ số lượng.

Đối với 53 tàu đã được cấp phép nghề giã cào đánh bắt vùng lộng, vừa qua UBND huyện Phú Vang đã có công văn, yêu cầu tổ chức cho các chủ tàu ký cam kết, thực hiện đánh bắt đúng luồng, tuyến quy định. 81 tàu còn lại yêu cầu phải đánh bắt đúng nghề Chi cục Thủy sản đã cấp phép. Ngư dân cần tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Ông Trần Văn Đủ cho biết, địa phương sẽ đề nghị UBND tỉnh có phương án hỗ trợ về chính sách, cho ngư dân được vay vốn ưu đãi, đảm bảo có điều kiện mua sắm lại ngư lưới cụ phù hợp đúng theo nghề đã được cấp phép, đảm bảo việc đánh bắt đúng nghề, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong quá trình khai thác.

Đối với vấn nạn tàu giã cào từ các tỉnh khác đến khai thác sai luồng tuyến trên vùng biển Thừa Thiên Huế, theo Đại tá Vũ Văn Uy, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh: Lực lượng BĐBP tỉnh đã và đang ra quân tuần tra. Riêng 4 tháng qua, đã truy đuổi, bắt giữ, xử phạt vi phạm hành chính gần 30 tàu. Hiện lực lượng biên phòng vẫn tiếp tục ráo riết tuần tra, kiên quyết truy đuổi, bắt giữ, xử lý theo quy định đối với bất kỳ tàu giã cào nào khai thác trái phép.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa
Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Với Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024/NÐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Return to top