Giáo dục Giáo dục
“Thắp lửa” cho sinh viên khởi nghiệp
TTH - Khởi nghiệp đang là xu thế hiện nay, nhưng nhiều người trẻ vẫn chưa hiểu đúng cũng như chưa biết được cần có những gì, bắt đầu như thế nào để khởi nghiệp thành công.
Bên cạnh việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp để thử thách bản thân
Võ Tấn Phát, sinh viên lớp Kỹ thuật Công trình xây dựng K5, Phân hiệu Đại học Huế (ĐHH) tại Quảng Trị, hiện đang mở Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thể thao Linh Vân tại TP. Huế, bày tỏ: “Tôi nhận thấy người trẻ có nhiều sáng kiến cũng như ý chí để khởi nghiệp. Tuy nhiên, khởi nghiệp như thế nào để đúng hướng cần có sự giúp đỡ, chỉ dẫn bởi tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm và hiểu biết chưa sâu rộng”.
Nguồn vốn là vấn đề nhiều bạn trẻ trăn trở trong bước đường khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, việc khởi nghiệp chính là sự đổi mới, sáng tạo và đưa ra các giải pháp khoa học công nghệ mới, cốt yếu của khởi nghiệp không phải bắt đầu từ đồng tiền.
Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp quốc gia, cho biết: “Các bạn sinh viên không cần phải lo về vốn để khởi nghiệp, bởi các bạn sẽ được chuyên gia tư vấn dự án hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tất cả những gì cần là ý tưởng kinh doanh tốt, niềm đam mê, quyết tâm, khả năng truyền cảm hứng cho nhà đầu tư”.
Bà Thạc Lê Anh, Chủ nhiệm dự án Vietnam Silicon Valley, nói rằng, khởi nghiệp là thành công hoặc sẽ dẫn đến thành công. Khi bắt tay khởi nghiệp, bạn trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như mất thời gian, tiền bạc… Nhưng sau những thất bại, các bạn sẽ học được những bài học để làm tốt hơn ở lần sau. Để giảm thiểu tỉ lệ thất bại, cần phải tìm hiểu kỹ về tất cả những yếu tố cần có để khởi nghiệp, mang tới khả năng thành công cao hơn.
Môi trường học tập thực sự đổi mới, sáng tạo thì môi trường khởi nghiệp mới bền vững. Theo PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế (ĐHH), hiện ĐHH có trên 47.500 sinh viên hệ chính quy, với 119 chuyên ngành đào tạo bậc ĐH, 76 chuyên ngành thạc sĩ và 49 chuyên ngành. Với đội ngũ và lượng sinh viên đông như hiện nay, nhưng hoạt động khởi nghiệp của ĐHH còn quá ít, vẫn mang tính chất riêng lẻ, lồng ghép.
“Bắt đầu từ năm 2018, các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trở thành hoạt động thường niên, chọn cán bộ giảng viên và sinh viên có niềm đam mê khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo làm đối tượng chủ thể trong hoạt động, hướng đến khơi dậy và hun đúc tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân trong học sinh – sinh viên. Khởi nghiệp phải đi đôi với đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, phải đi vào thực chất và có những kết quả cụ thể”, Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh.
Năm 2018, ĐHH tổ chức chuỗi hoạt động về khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo và việc làm, thúc đẩy các bạn trẻ phát triển ý tưởng sáng tạo và hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh. Ngoài các diễn đàn, hội thảo khởi nghiệp, từ tháng 3/2018, ĐHH còn mở lớp tập huấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên, gồm 35 sinh viên được tuyển chọn trong số gần 100 sinh viên từ các trường, khoa, phân hiệu trực thuộc ĐHH. Với thời gian tập huấn 7 ngày, sinh viên được tiếp cận các kiến thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; được trang bị công cụ để phát triển tiềm năng đổi mới sáng tạo của bản thân. Trong 35 sinh viên theo học, mỗi cá nhân hình thành những ý tưởng kinh doanh riêng, có bạn muốn nghiên cứu phát triển thị trường mỹ phẩm dưỡng da từ thiên nhiên, có bạn muốn nhân rộng mô hình trồng nấm giảm cân…
Lê Ngọc Thường, sinh viên Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược Huế, cho hay: “Với những điều kiện sẵn có của thời đại, tôi nghĩ khởi nghiệp khi còn ngồi trên giảng đường không khó. Quan trọng phải chuẩn bị, tích lũy hành trang khởi nghiệp cho bản thân thông qua sự truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước, không ngừng nỗ lực, học hỏi và tự khám phá mình là ai, có tiềm năng, tố chất gì, hun đúc ý chí và đam mê”.
Bài, ảnh: Phước Ly
- Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy (06/02)
- Học tiếng Anh nhanh, trang web chia sẻ tài liệu tiếng Anh cho mọi người (05/02)
- Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuyển biến bắt đầu từ người học (05/02)
- Nhiều đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh có tính ứng dụng cao (04/02)
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ (04/02)
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học (04/02)
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa (04/02)
- Đại học Huế tuyển sinh đại học theo hình thức đào tạo từ xa (03/02)
-
Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy
- Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuyển biến bắt đầu từ người học
- Nhiều đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh có tính ứng dụng cao
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa
- Đại học Huế tuyển sinh đại học theo hình thức đào tạo từ xa
- Trường tiểu học số 2 Thủy Phù đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia
- Tuyển sinh Đại học 2023: Nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi riêng, chứng chỉ quốc tế
- 104 đề tài tham dự cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật dành cho học sinh
-
Chuyện ít biết về đồ án đạt hai giải thưởng kiến trúc
- Tăng tốc tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
- Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022
- Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
- Trường tiểu học số 2 Thủy Phù đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia
- Nguyễn Khoa Hùng - Học sinh 3 tốt
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa
- Đại học Huế tuyển sinh đại học theo hình thức đào tạo từ xa
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ
-
Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy
- Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuyển biến bắt đầu từ người học
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa